Một số bước giúp có thể tự 'bắt bệnh' phanh ôtô
Dưới đây là 1 số bước cần lưu ý khi bắt bệnh cho hệ thống phanh.
Trong quá trình vận hành ôtô, hệ thống phanh luôn phải hoạt động tốt để giảm tốc độ và dừng hẳn khi gặp chướng ngại vật trên đường. Gần như tất cả các loại ôtô hiện nay đều trang bị hai hệ thống phanh độc lập với nhau là phanh chân và phanh tay. Trong đó, phanh chân chỉ hoạt động khi nhấn vào bàn đạp phanh và khi nhả chân thì đồng thời phanh cũng nhả. Phanh tay thì ngược lại, nó vẫn duy trì lực hãm khi nhả phanh. Thông thường, phanh tay dùng cơ cấu hãm trục truyền động còn phanh chân dùng cơ cấu hãm bánh xe.Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi xe vận hành. Vì chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập. Bởi vậy, đây là hệ thống bạn cần đặc biệt lưu tâm.
Dưới đây là 1 số bước cần lưu ý khi "bắt bệnh" cho hệ thống phanh.
Bước 1
Phát hiện sự cố phanh khi lái xe
Quan sát, cảm nhận chân phanh trong lúc lái xe, bạn sẽ thấy được hệ thống phanh làm việc như thế nào.
Nếu đạp phanh thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu hiệu cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn
Nếu đạp phanh thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu hiệu phanh đã quá mòn cần phải tráng mặt lại. Bạn cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh.
Nếu đạp chân trên bàn đạp phanh không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới "dính phanh", thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu phanh, hoặc dầu phanh bị rò rỉ.
Cần lắng nghe những âm thanh chỉ dấu hao mòn: Chẳng hạn, tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp má phanh đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.
Bước 2
Kiểm tra mức dầu của hệ thống phanh
Khi không lái xe, chúng ta hãy mở nắp capo để xem lại lượng dầu phanh trữ trong hộp. Đa số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm tra mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm tra dầu trữ nên thực hiện nửa tháng một lần.
Nếu mực dầu xuống thấp trong hộp, cần phải bổ sung thêm vào.
hưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là dấu hiệu hệ thống bị rò, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống phanh.
Chú ý: Trước khi châm dầu vào hộp, cần phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất dơ bẩn không len vào trong hệ thống. Đồng thời, cố tránh đừng để cho dầu phanh nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn, bởi vì dầu phanh gây hư hại nước sơn ở thành xe.
Các chuyên gia về bảo trì khuyên nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra màu dầu ra sao. Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa đến kì thay có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, tạp chất... Nếu dầu phanh đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay dầu phanh mới hoàn toàn, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy.
Bước 3
Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu phanh
Nếu muốn kiểm tra hệ thống dây phanh, xe cần phải được nâng lên cao. Để ý xem các đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han gỉ chỗ nào không.
Kiểm tra xem các đường dây dẫn dầu mềm và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han gỉ chỗ nào không
Đường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Đồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các "heo dầu" nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nên phải xem có chỗ nào sần sượng không, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ.
Đừng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát nhiệt, chẳng hạn như ống bô.
Bước 4
Kiểm tra bằng cách tháo bánh
Nếu có thì giờ, chúng ta nên tháo bánh ra để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh trên 2 bánh trước. Để ý đĩa phanh có bị trầy xước gì không, đã hao mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, nếu có, là dấu hiệu có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó.
Chúng ta nên tháo bánh ra để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh trên 2 bánh trước.
Nếu mặt đĩa phanh bị trầy xước nặng, cần phải đưa xe đi gara sửa chữa, để nếu cần thì tráng mặt, hoặc thậm chí thay luôn.
Đối với các phanh tang trống (phanh đùm) ở 2 bánh sau, chúng ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Làm công việc này, cần đeo mặt nạ để khỏi hít thở chất bụi bám trên phanh. Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu khác, như phanh có bám quá nhiều bụi không, mặt trống phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không? Heo dầu có bị hư hại gì không?
Skcs.vn (Theo autodaily.vn)