Môi bị cháy nắng: dấu hiệu, cách điều trị chuẩn nhất

01/08/2023 10:13

Dấu hiệu nhận biết môi bị cháy nắng, cách điều trị môi bị cháy nắng

Môi bị cháy nắng: dấu hiệu, cách điều trị chuẩn nhất

Khi đi ngoài trời nắng nhiệt độ cao, đôi môi không được bảo vệ có thể gặp tình trạng cháy nắng. Vậy làm thế nào nhận biết môi bị cháy nắng, cách điều trị môi bị cháy nắng như thế nào?

Vào mùa hè, nhiều người chỉ quan tâm đến việc bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời mà quên mất một bộ phận vô cùng quan trọng cũng cần được bảo vệ chính là đôi môi của chúng ta. Đôi môi là khu vực dễ bị cháy nắng nhưng thường không được nhiều người quan tâm, bảo vệ so với các vùng da khác trên cơ thể.

Khi bị cháy nắng do tiếp xúc với ánh nắng gay gắt từ mặt trời trong thời gian dài sẽ khiến đôi môi trở nên sưng tấy, mềm và đỏ. Trong một số trường hợp nặng, mụn nước sẽ hình thành trên môi.

Nguyên nhân, triệu chứng môi bị cháy nắng

Thời tiết mùa hè, đôi môi của chúng ta có dễ bị cháy nắng nhưng thường không được quan tâm nếu không bảo vệ chúng bằng các sản phẩm chăm sóc môi có SPF. Một số người khi thoa son môi, son bóng quan niệm rằng sẽ bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời. Nhưng các các tia UV có hại sẽ xuyên qua sản phẩm này nếu chúng không có khả năng chống nắng. Do đó, son dưỡng môi có SPF nên là một phần thiết yếu trong các sản phẩm chăm sóc môi hằng ngày.

Nhiều người không nhận ra môi có thể bị cháy nắng mà lầm tưởng rằng do môi khô, môi nứt nẻ do cơ thể bị thiếu nước, thời tiết hanh khô, nhưng đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau

Môi nứt nẻ

Tình trạng đôi môi bị nứt nẻ là kết quả của việc mất nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khô hanh, thói quen liếm môi quá nhiều, sử dụng một số loại thuốc, cơ thể đang mắc bệnh lý. Môi bị nứt nẻ nếu không được khắc phục sớm cũng có thể gây ảnh hưởng thẩm mỹ thậm chí dẫn đến tình trạng viêm môi

Đôi môi bị cháy nắng

Đôi môi bị cháy nắng do tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, không được bảo vệ có thể dẫn đến đau, sưng tấy và bong tróc. Khi đó môi bị cháy nắng sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

+ Môi đỏ hơn bình thường

+  Môi có dấu hiệu bị sưng lên

+ Da môi đau nhức khi chạm vào ngay cả khi chạm nhẹ

+ Phồng rộp trên môi, các vết phồng có màu trắng và chứa dịch (trường hợp cháy nắng trung bình đến nặng).

+ Môi bị cháy nắng nhẹ thường kéo dài 3-5 ngày.

 

Bí quyết điều trị môi bị cháy nắng hiệu quả nhất

Nếu không may môi bị cháy nắng để giảm bớt sự khó chịu, thúc đẩy quá trình chữa lành chúng ta hãy áp dụng các bí quyết sau đây:

Uống thuốc giảm đau

 Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giảm cảm giác đau khi đôi môi bị cháy nắng. Sử dụng aspirin hoặc ibuprofen có thể làm giảm cảm giác khó chịu. NSAID cũng có thể điều trị môi sưng và đỏ.

Chườm mát

Chườm lạnh lên môi có thể giúp giảm viêm, giảm đỏ và đau từ đó giúp đôi môi thoải mái hơn. Chỉ cần giặt sạch một chiếc khăn mềm hoặc nhúng nó vào nước đá. Sau đó, nhẹ nhàng đặt khăn lên trên môi bị cháy nắng. Sau 15 phút hãy bôi kem dưỡng ẩm để làm giảm bong tróc, khô da

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể giúp giảm khô và viêm, đồng thời thúc đẩy quá trình lành da môi khi bị cháy nắng, cấp ẩm cho đôi môi.

Sử dụng lô hội

Gel lô hội có thể giúp làm dịu da bị viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành trên vùng da môi bị cháy nắng.

Trong quá trình điều trị môi bị cháy nắng hãy tránh bất kỳ sản phẩm nào có "-caine" được liệt kê, chẳng hạn lidocaine hoặc benzocaine. Bởi có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng trên da. Đồng thời tránh các sản phẩm chiết xuất từ dầu mỏ, do có thể gây kích ứng vết phồng rộp.

Nếu môi bị cháy nắng dẫn đến phồng rộp và sưng tấy, hãy tránh làm vỡ các vết phồng. Thời gian này nên tránh sử dụng son môi hoặc son bóng khi môi bị cháy nắng, chỉ sử dụng đến khi môi đã lành hẳn. Bên cạnh đó tránh lột da môi, bởi điều này này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phun môi tế bào gốc: Ưu, nhược điểm, cách chăm sóc sau phun môi

Phun môi Charm baby (phun môi vi phạm): Quy trình, cách chăm sóc sau phun môi

Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler môi, những lưu ý quan trọng

Quy trình phun, xăm môi và các khuyến cáo

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông khi chăm sóc da

Bí quyết trị mụn trứng cá, dưỡng sáng da từ sữa chua

Bật mí cách cấp ẩm cho da từ mật ong cực hay

Mẹo hay giúp bảo vệ da trước và sau khi nặn mụn trứng cá

Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?

Bật mí công thức hay dưỡng da từ lá bạc hà

3 công thức nước chanh giúp da sáng hồng, giảm mỡ hiệu quả

Bí quyết dưỡng da cho người hay làm ca đêm

Sai lầm khi dùng kem dưỡng ẩm khiến da lão hóa, mụn trứng cá

Bí quyết chăm sóc da, trị mụn trứng cá từ lá ổi