Màn diệt muỗi: Nghiên cứu mới thú vị từ một ý tưởng

30/12/2019 11:36

Phát triển thành công loại màn chống muỗi đặc biệt

Bệnh sốt rét là một trong những bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người trên thế giới mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong. Bệnh sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Nếu được điều trị đúng cách, kịp thời người bị sốt rét có thể khôi phục hoàn toàn nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể bị tử vong.

Để bảo vệ sức khỏe, từ xa xưa con người đã sử dụng màn để chống lại các côn trùng chích đốt máu vào ban đêm như: muỗi, nhện, gián,…. Màn chống muỗi truyền thống thường được làm từ sợi lanh, sợi cọ, sợi gai nhưng ngày nay màn chống muỗi được làm từ sợi bông hoặc sợi tổng hợp. Những chiếc màn này có kích thước từ 1,2m-1,5m, mắt vải màn thường có kích thước 2mm. Nhưng thực tế cho thấy dù sản xuất bằng sợi bông, nylon hoặc polyester thường được phủ một lớp hồ làm cho màn cứng hơn và bắt mắt hơn nhưng khi giặt thì hồ sẽ tan mất đi khiến chúng ta vẫn bị muỗi đốt. Mới đây các nhà nghiên cứu tại Anh đã nghiên cứu, phát triển thành công loại màn chống muỗi đặc biệt không những bảo vệ con người khỏi bị muỗi đốt mà còn tiêu diệt bất kỳ loài côn trùng, bao gồm muỗi khi chạm phải màn.

Các kỹ sư đến từ Đại học Warwick và trường Y học nhiệt đới Liverpool đã sử dụng hệ thống theo dõi video và tiến hành phân tích cách muỗi bay xung quanh màn. Khi quan sát video họ nhận thấy những con muỗi dành rất nhiều thời gian bay qua bay lại trên đầu lưới.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử đặt một chướng ngại vật trên đường bay của muỗi và đặt tên là Barrier Bednet. Chướng ngại vật này đơn giản chỉ là một tấm lưới hình chữ nhật được tẩm thuốc diệt côn trùng và đặt dựng đứng trên đỉnh của màn va chạm phải và dẫn tới việc bị dính thuốc diệt côn trùng.

Trên thực tế, các thử nghiệm với Barrier Bednet tại thực địa được tiến hành tại quốc gia Burkina Faso, Châu Phi cho thấy, tấm lưới này đem lại hiệu quả tiêu diệt muỗi rất cao, đặc biệt là loại muỗi Anophele gambiae trung gian truyền bệnh sốt rét cho người khiến nhiều người bị tử vong. Ngoài ra, Barrier Bednet được đặt ở bên trên màn nên ít tiếp xúc với cơ thể người nên rất an toàn.

Đại diện nhóm nghiên cứu, Giáo sư Philip McCall của Liverpool chia sẻ: Ý tưởng này mở đường cho việc sử dụng thuốc diệt côn trùng cho màn lưới. Điều mà trước đây ít được ứng dụng vì những rủi ro đối với sức khỏe nếu con người tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra nếu chúng ta có thể sử dụng một cách hiệu quả thuốc diệt côn trùng trên lưới, nó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất".

Bài nghiên cứu của Đại học Warwick và trường Y học nhiệt đới Liverpool đã được đăng tải trên Tạp chí Nature Microbiology.

Hiện nay một số loại muỗi đang dần trở nên kháng các loại thuốc diệt côn trùng như pyrethroid. Hi vọng nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu giúp giảm thiểu được tình trạng bị bệnh sốt rét, hạn chế số người tử vong và thân thiện hơn với con người, môi trường.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống

Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy

Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện

Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19

Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19

Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?

Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư

Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion