Kỹ thuật thoát hiểm khi xe ở trong vùng bị nhiễm điện

16/03/2016 09:56

Những kỹ thuật ứng phó việc xe ô tô đang ở trong vùng nhiễm điện

Khi điều khiển phương tiện chẳng may xe của bạn gặp sự cố như đâm vào cột điện hay đang ở vùng nhiễm điện, hãy bình tĩnh và xử lý theo  những cách dưới đây để thoát ra an toàn nhất. Các bước quan trọng nhất mà các tài xế luôn luôn phải ghi nhớ đó là gọi điện thoại cho lực lượng cứu hộ, liên lạc với người thân giúp đỡ, tự cứu bản thân mình khỏi chiếc xe… 

Dưới đây là những kỹ thuật để ứng phó.

Giữ bình tĩnh

Sau khi chiếc xe đã đụng vào cột điện, tuỳ vào trường hợp cụ thể, nhưng khả năng các sợi dây điện chạm và rơi xuống xe bạn là điều hoàn toàn có thể xảy ra, chưa kể đến nếu trụ điện bị yếu móng hoặc gãy ngang thì nó sẽ đè lên một phần chiếc xe. Đồng thời, các túi khí bảo vệ trong xe sẽ bung ra, dễ khiến người lái hoảng loạn và thiếu bình tĩnh.

Lúc này, người lái cần giữ sự bình tĩnh, cẩn trọng quan sát tình hình thực tế, đặc biệt là không vội vàng rời khỏi hoặc bước xuống xe bởi vì vùng nhiễm điện có thể ở bất cứ đâu xung quanh chiếc xe.

Liên lạc với cứu hộ giao thông

Việc cần làm tiếp theo là tài xế nên liên lạc bộ phận cứu hộ giao thông với những thông tin cung cấp đầy đủ và chính xác, đồng thời có thể xoay cửa kính để thông báo cho mọi người xung quanh không nên đến gần khu vực xe đang bị nạn.

Điều cần ghi nhớ là các lốp xe được làm bằng cao su hoặc chất liệu tổng hợp giúp người ngồi trên xe được cách điện an toàn, do đó nếu chưa sẵn sàng cho việc ra khỏi chiếc xe thì bạn cần ngồi yên bên trong xe và theo dõi sự việc tiếp theo. Nếu chẳng may gặp thời tiết ẩm ướt hoặc trời mưa thì ngồi ở trong xe được xem là cách cố thủ an toàn nhất.

Gọi cho người thân

Trong lúc chờ lực lượng cứu hộ đến giúp đỡ thì bạn cũng nên liên lạc với những người thân hoặc bạn bè, thậm chí là một ai đó có kinh nghiệm khi gặp tình huống hiện tại sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất, cũng như trấn an tình thần và chỉ dẫn bạn thực hiện những cách thức an toàn bảo vệ chính mình.

Tự thoát khỏi chiếc xe

Khả năng cháy nổ sau va chạm là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là đối với nguồn điện. Khi nhìn thấy nắp ca-pô bắt đầu có khói toả ra, nghĩa là chiếc xe có nguy cơ cháy nổ cao và thời điểm này không còn cách nào là bạn thoát khỏi chiếc xe càng sớm càng tốt.

Các bước thao tác cần ghi nhớ khi muốn rời khỏi xe trong tình huống này bao gồm:

- Nhẹ nhàng mở cửa (bên cửa ghế lái hoặc bất kỳ cửa nào trong xe) và bám vào các bộ phận bằng nhựa hoặc cao su, đặc biệt là không để tay bạn tiếp xúc với những bề mặt bằng kim loại có khả năng truyền điện như cánh cửa…

- Giữ hai tay choàng qua hai vai, cúi người nhẹ về phía trước, tìm một vị trí an toàn và nhảy khỏi chiếc xe. Lưu ý rằng khi tiếp đất, bạn phải giữ hai chân khép sát vào nhau, không để khoảng cách giữa hai chân quá rộng (không lớn hơn 15cm).

- Bước đi về phía trước với tư thế tiếp đất giống như trước đó, tốc độ di chuyển vừa phải để giữ thăng bằng và khi đã cách xa chiếc xe bị nạn với khoảng cách an toàn từ 5-6m thì cũng không vội vàng chạy thoát, mà nên bước đi chậm rãi đến một vị trí khác và chờ sự giúp đỡ từ lực lượng cứu hộ.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo cafeauto)

Các tin khác

Mẹo chống buồn ngủ khi điều khiển xe máy

Mẹo hay chống buồn ngủ khi lái xe

Điều cần nhớ khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa

Mẹo bóp phanh xe máy tránh bị ngã khi đi trời mưa

Các loại tinh dầu phù hợp để trên xe ô tô, khử mùi hiệu quả

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn