Google với tham vọng phát triển mạng di động toàn cầu

07/04/2015 16:21

Ý tưởng táo bạo này là một bước trong lộ trình đầy tham vọng của Google.

 

Nếu bạn là người thường xuyên đi du lịch hoặc công tác ra nước ngoài thì có lẽ bạn không còn lạ gì nữa với mức giá cước "trên trời" của các dịch vụ di động xuyên quốc gia. Nếu nền tảng công nghệ ngày nay không có sự đột phá nào đáng kể thì chắc chắn 100 hay 1000 năm nữa mức cước đó sẽ không thay đổi vì lợi ích của nhà cung cấp dịch vụ mạng di động. Tuy vậy rất có thể chỉ trong vòng 1 thập kỷ tới, mạng lưới di động toàn cầu sẽ hợp thành 1 khối với những nỗ lực của Google. Mới đây, ông lớn công nghệ đến từ Mỹ đã bắt tay hợp tác với Hutchison Whampoa - chủ sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Three. Thỏa thuận giữa 2 bên cho phép những người dân sử dụng dịch vụ điện thoại của cả 2 ở nước ngoài không phải mất thêm một khoản phí nào cả.

 

Ý tưởng táo bạo này là một bước trong lộ trình đầy tham vọng của Google, khi họ đang ấp ủ ý tưởng tạo dựng một mạng lưới di động toàn cầu mà không bị phân biệt dịch vụ, cước phí hay tín hiệu dù cho bạn đang ở đâu đi chăng nữa. Để làm được điều đó, Google bắt đầu từ chính sân nhà của mình: nước Mỹ. Nếu thoả thuận với Hutchison được thiết lập, Google có nhiều khả năng "can thiệp" vào thị trường di động tại Anh, Ý, Ireland và nhiều quốc gia khác, nơi tập đoàn hùng mạnh của Hồng Kông đang nắm giữ nhiều mạng lưới di động.

 

 

Google đang nuôi tham vọng thống nhất mạng lưới di động toàn cầu.

 

Lí do mà Google hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ truyền thông đơn giản vì cơ sở hạ tầng mạng vốn đã có sẵn của họ. Google chẳng việc gì phải tốn công sức và tiền bạc xây dựng cũng như lắp đặt các trạm thu phát sóng mới, khi mà đã có sẵn một hay nhiều "người khổng lồ" sẵn sàng cho họ sử dụng những mạng lưới đó. Đây là 1 ý tưởng rất khả thi tuy được dự đoán sẽ gặp khá nhiều khó khăn ở Châu Âu, nơi luật pháp về quản lí viễn thông khá chặt chẽ.

 

Trong khi dự án còn chưa chính thức diễn ra, các nhà mạng cung cấp dịch vụ tại Mỹ - nơi dự án của Google sẽ triển khai đầu tiên, đang sống trong lo âu thấp thỏm. Đây là điều dễ hiểu vì ngay cả các ông lớn như AT & T hay Verizon cũng đang hưởng nguồn lợi không nhỏ từ việc thu phí cước nước ngoài (abroad) hiện nay. Với kế hoạch đầy tham vọng của mình, chắc chắn Google sẽ là đối tượng để các nhà mạng này quan tâm sát sao trong thời gian tới bên cạnh Apple với một kế hoạch cũng tham vọng không kém khi muốn tạo ra loại Sim mới có thể tự động lựa chọn mạng di động phù hợp nhất (bỏ qua hoàn toàn sự cưỡng chế của nhà mạng).

 

Trên thực tế, các ứng dụng OTT hiện đại ngày nay đã cho phép bạn gọi điện xuyên quốc gia mà thậm chí không mất tiền. Tuy vậy dịch vụ này vẫn còn tồn tại rất nhiều yếu điểm do với dịch vụ abroad truyền thống như chỉ hoạt động khi có wifi (và chắc chắn tầm phủ sóng di động rộng hơn tầm phủ sóng wifi rất nhiều lần), độ chậm trễ lớn, không ổn định…

 

Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác

TikTok ứng dụng có an toàn không?

Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy

Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất

Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến

Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN

Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6

Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau

Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19

Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?

Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2