Giải pháp lắp camera trên xe buýt để chống quấy rối tình dục tại TP HCM

18/06/2015 15:47

Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM, hầu hết các đơn vị vận tải xe buýt đều đã thống nhất chủ trương lắp đặt camera trên xe buýt.

 

Trước tình hình quấy rối tình dục đang gia tăng tại các bến xe buýt, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM đã đi tiên phong trong việc lắp đặt hệ thống camera quan sát bên trong xe buýt để hạn chế hành vi này. Dự kiến, sẽ lắp 1 camera quan sát bên trong xe buýt, cái còn lại gắn phía trước xe để theo dõi hành trình và việc đón, trả khách.

 

Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM, hầu hết các đơn vị vận tải xe buýt đều đã thống nhất chủ trương lắp đặt camera trên xe buýt. Việc thực hiện sẽ bắt đầu những tháng tới và dự kiến hoàn tất trong năm sau. Riêng các xe mới thuộc đề án 1.680 xe buýt của TP hoặc đơn vị xe buýt tự đầu tư đều buộc phải lắp đặt camera.

 

 

TPHCM sẽ là đơn vị đi tiên phong trong việc lắp đặt camera để phòng chống nạn quấy rối tình dục trên xe buýt

 

Dự kiến, kinh phí đầu tư cho thiết bị, lắp đặt khoảng 13 triệu đồng/xe và chi phí vận hành khoảng 400.000 đồng/xe/tháng là tương đối lớn. Vì vậy, cơ quan này sẽ tham mưu cho Sở Giao thông Vận tải (GTVT) theo 2 hướng: kiến nghị UBND TP xem xét hỗ trợ các đơn vị vận tải đã đầu tư lắp đặt đồng bộ trên xe buýt; hoặc đưa nội dung chi phí thiết bị vào tính toán đơn giá để tính trợ giá.

 

Trước đó, cuối tháng 5, Sở GTVT TP HCM đã yêu cầu Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng Thành phố làm việc với các hãng xe buýt về việc gắn camera trên loại phương tiện này để giúp doanh nghiệp vận tải kiểm soát sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ... Qua đó để đánh giá và tiếp tục gắn camera trên các xe còn lại.

 

TP HCM hiện có gần 2.800 xe buýt hoạt động trên 107 tuyến có trợ giá và khoảng 400 xe hoạt động trên 32 tuyến không trợ giá. Thời gian qua, ngành giao thông thành phố đã thực hiện nhiều chương trình để thu hút người dân sử dụng loại hình vận chuyển hành khách công cộng này. Tuy nhiên, xe buýt hiện vẫn chưa thực sự trở thành phương tiện đi lại phổ biến của người dân.

 

Một trong những vấn đề các “thượng đế” than thở là dịch vụ xe buýt chưa tốt như đối xử với hành khách, bỏ trạm không đón khách, đi nhanh, vượt ẩu.... Đặc biệt các sinh viên đề xuất lắp đặt camera để hạn chế nạn trộm cắp, mất an toàn và chống tình trạng sàm sỡ trên của xe buýt.

 

Hải Yến

Các tin khác

Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025

Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường

Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10

Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm

Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội

Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM

Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19

Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương

Quản lý và xử lý chất thải rắn

Đoàn Thị Hương đã được trả tự do, chuẩn bị về nước