Dùng lươn chườm sốt phát ban cho trẻ là cực kỳ thiếu hiểu biết

09/03/2016 07:46

Cách hạ sốt cho con bằng lươn được bà mẹ này chia sẻ trên mạng.

 

Những đặc điểm của sốt phát ban

 

Sốt phát ban có biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

 

Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích trên da trẻ. Đặc biệt, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.

 

Nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70-80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.

 

Dùng lươn chườm sốt phát ban lan tràn trên facebook

 

Thông tin dùng lươn chườm sốt phát ban cho trẻ xuất phát từ chia sẻ của một bà mẹ trẻ: "B.N. bị sốt lên ban đỏ, uống thuốc hoài thấy lâu hết mà con thì sốt cao quá mình nóng ruột. Nhiều người chỉ lấy lươn sống lăn là hết. Sáng sớm mẹ mình đi chợ mua 3 con lươn sống về lăn, thấy hiệu quả rõ rệt luôn. Mình thấy con lươn chuyển sang hết màu đỏ (đó là chất độc trong ban mà con lươn hút). Mẹ nào có con bị ban đỏ thì làm như thế này nhé, rồi mua rượu nhẹ lau sạch rất nhanh khỏi”.Ngay lập tức, thông tin đã được nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ với bạn bè như một biện pháp hữu hiệu để chữa bệnh cho con.

 

 

Cách hạ sốt cho con bằng lươn được bà mẹ này chia sẻ trên mạng. Ảnh: FBNV

 

Ý kiến của chuyên gia

 

Trước sự việc trên, thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung khẳng định: “Trong Đông y, chưa bao giờ dùng lươn sống để chườm cho trẻ khi bị sốt phát ban. Việc lươn chuyển sang màu đỏ và chết do hút hết chất độc trong ban hoàn toàn bịa đặt, không có cơ sở khoa học. Các mẹ tuyệt đối không áp dụng cách này gây nguy hiểm và sợ hãi cho trẻ”.

 

Để làm rõ việc lươn chuyển sang màu đỏ, lương y Vũ Quốc Trung giải thích khi lươn chết, máu tích tụ, tự khắc sẽ biến sang màu đỏ. Điều này không liên quan tới ban trong người bệnh nhân. Bởi vậy, khi trẻ sốt phát ban, mẹ nên tìm cách làm mát cho trẻ bằng việc cho uống các loại nước thanh nhiệt, giải độc chứ tuyệt đối không dùng các cách mà khoa học chưa kiểm chứng để bảo vệ sức khỏe cho con. 

 

Đồng quan điểm trên, một bác sĩ khác tại khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng khẳng định chưa từng nghe đến phương pháp này trong khoa học và việc đắp lươn trị sốt phát ban rất phản cảm, gây mất vệ sinh.

 

Dùng lươn sống trực tiếp lên da trẻ gây nhiễm trùng, dị ứng

 

Ngoài các yếu tố trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) còn cho biết dùng lươn sống tiếp xúc trực tiếp lên da trẻ chữa sốt phát ban có thể gây nhiễm trùng, dị ứng và khiến trẻhoảng sợ.

 

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thì khẳng định: “Tôi chưa rõ lăn lươn có tác hại gì cũng như có hiệu quả thực sự như thế nào nhưng người bệnh và phụ huynh không nên đề cập đến và sử dụng biện pháp này để hạ thân nhiệt". Đối với trẻ bị sốt cao thì cách tốt nhất là chườm ấm để hạ thân nhiệt và dùng thuốc hạ sốt.

 

Tương tự, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho biết, trẻ bị sốt phát ban nếu được ăn uống, nghỉ ngơi, uống đủ nước, chỉ sau 4-5 ngày bệnh sẽ khỏi, vết ban mất. Do đó, việc dùng lươn sống “hút chất độc từ ban” là nhảm nhí.

 

Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)

Các tin khác

Rốn của người phụ nữ có đặc điểm gì dự báo vận mệnh cực tốt

Thầy giáo Tây đứng đường xin tiền chỉ lấy đủ tiền trọ, trả nợ cũ, quyên lại 36,3 triệu đồng

Vì sao người dân đổ xô mua giấy vệ sinh trong đợt dịch Covid-19

Đám cưới đặc biệt: Chàng trai 24 tuổi hạnh phúc kết hôn với cụ ông người Anh 75 tuổi

Những viên kim cương nổi tiếng thế giới

10 thảm họa môi trường đe dọa con người và trái đất

Niềm hạnh phúc bất ngờ dành cho cậu bé sau khi đỗ xe mỗi ngày tại cùng một cột đèn

Những bức tượng độc đáo chỉ có thể ở Trung Quốc

Ấn tượng tiệm trà Momi 'gửi đến bạn của tương lai' ở Trung Quốc

Thị trấn kỳ lạ nơi không có người chết, người thất nghiệp