Đưa làng quê Nam Bộ vào trường học

26/12/2014 01:11

Mặc dù chỉ tái hiện một phần nào đó vùng nông thôn Nam Bộ nhưng góc nông thôn này thời gian qua đã rất có hiệu quả đối với công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

 

Góc nông thôn mô phỏng lại khung cảnh làng quê ở Nam Bộ với hàng rào tre ở trước cửa, gian nhà lá đơn sơ và lu nước bên hiên nhà cùng nhiều vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, ở đây còn có một cái sân rộng với những bụi cỏ, rặng tre, ụ rơm, cây cầu hay chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu… Những hình ảnh trước đây chỉ được nghe qua lời kể hoặc trên hình ảnh thì giờ đây, các em học sinh đã được thấy tận mắt, sờ tận tay.

 

 

Cô Phạm Thị Thu - giáo viên dạy Văn, Trường tiểu học Nguyễn Huệ cho biết: “Trước đây, các em chỉ nghe trong sách vở chứ không được trực tiếp đi vào khung cảnh làng quê như thế này. Khi học ở đây, các em luôn được nhìn, sờ nắm, hít ngửi không khí nông thôn như mùi rơm rạ, mùi ngai ngái của đất... Rồi các em cảm nhận nông thôn qua thính giác với âm thanh của tiếng gió thổi qua rặng tre, tiếng gió rít qua cành cây, qua mái nhà. Cái cảm giác ấy hoàn toàn khác với việc đọc sách hoặc xem hình ảnh trên máy chiếu.”

 

Góc nông thôn được xây dựng từ đầu năm học 2011 - 2012. Đây là nơi để học sinh vui chơi sau giờ học hay vào giờ giải lao. Nhiều em học sinh thường xuống đây đọc truyện, chơi trò nấu ăn, bắn bi, trốn tìm… Chính những hoạt động bình thường này đã làm cho các em có cảm giác như đang vui chơi, hoạt động ở một làng quê Nam Bộ thật sự.

 

Góc nông thôn thường được mở cửa vào các tiết đọc thư viện, tập làm văn, các tiết tự nhiên - xã hội có liên quan đến chủ đề nông thôn. Ngoài ra, vào giờ ra chơi, giáo viên cũng mở cửa để các em vào tham quan, ngồi đọc sách, đọc truyện…

 

 

Cô Huỳnh Mỹ Hòa - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Huệ chia sẻ: “Qua quá trình công tác tôi thấy các em thường học bài về nông thôn nhưng đa số học sinh của trường lại ở thành phố. Các em không hình dung được nông thôn ngày xưa như thế nào. Còn bản thân tôi từng được sống ở nông thôn, nhớ từng mái nhà, cái bàn, bếp lửa, tôi nghĩ đó là những nét đẹp cần phải được lưu giữ nên nảy ra ý tưởng này.”

 

Mặc dù chỉ tái hiện một phần nào đó vùng nông thôn Nam Bộ nhưng góc nông thôn này thời gian qua đã rất có hiệu quả đối với công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Các em vừa học lý thuyết rồi xuống đây, mọi thứ được tái hiện bằng hình ảnh thực tại nên có thể nhớ bài rất tốt, đặc biệt là các kỹ năng tả cảnh…

 

An Nguyên – Skcs.vn (Tổng hợp)

Các tin khác

Học sinh lưu ý những mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020 đã điều chỉnh

Bộ GD&ĐT sửa đổi mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, học sinh cần nắm rõ

Lịch học học cả nước tiếp tục điều chỉnh do dịch Covid-19

Dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học 2019-2020

Dịch Covid-19, 150 trường tư thục kêu cứu vì cạn kiệt tài chính, có nguy cơ phá sản

Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm gây sốt mạng xã hội

Bộ giáo dục quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước

Phương pháp mới: Dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học

Top 10 ĐH đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới