Đảm bảo chất lượng cho các phòng thử nghiệm phân tích thức ăn chăn nuôi
Quy trình đảm bảo chất lượng và thực hành tốt cho các phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi.
1. Hệ thống nồi hấp
• Nồi hấp hoạt động dưới áp suất hơi 18-20 psi (0,12–0,14 MPa). Kết quả nhiệt độ là 121oC hoặc hơn. Ngay cả khi quen với việc sử dụng thiết bị,nhân viên mới nên yêu cầu hỗ trợ quy trình vận hành, đóng gói, bốc xếp và dán nhãn trước khi sử dụng.
• Để quá trình hấp tiệt trùng nhằm khử trùng có hiệu quả, cần có đủ nhiệt độ, thời gian và tiếp xúc hơi nước trực tiếp. Phải loại bỏ hoàn toàn không khí khỏi buồng tiệt trùng và từ các vật liệu để cho phép thẩm thấu hơi nước cho hấp vật liệu ở nhiệt độ xử lý đủ thời gian để đạt được khử trùng.
• Áp suất của vỏ nồi hấp sẽ duy trì ở mức 18–20 psi (0,12–0,14 MPa) và 121oC. Áp suất buồng sẽ đạt 18-20 psi (0,12–0,14 MPa) và 121oC trong quá trình khử trùng.
• Chất lỏng cực nóng thường xuyên sôi sùng sục khi lắc nhẹ và có thể gây bỏng. Yêu cầu luôn luôn phải được bảo vệ để xử lý vật liệu nóng.
• Sử dụng chu trình thích hợp (lực hút hoặc chất lỏng) trong thời gian cần thiết cho hấp vật liệu.
• Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc sử dụng thiết bị, hãy nói với người quản lý của bạn.
Đóng gói
• Sử dụng các thùng chứa có dán nhãn “Nguy hiểm sinh học” cho chất thải vi sinh.
• Không được đậy kín các thùng chứa hoặc túi…
• Không đặt các vật sắc nhọn như thủy tinh vỡ vào túi hấp.
• Bạn phải đặt một dải băng hấp (hiển thị thay đổi màu khi hấp ở nhiệt độ 121°C) trên bất kỳ hạng mục nào được hấp hoặc một chỉ báo phù hợp (ví dụ: Ống của Browne) để chỉ ra rằng, nhiệt độ đáp ứng yêu cầu.
Bốc xếp
• Đặt các thùng chứa có thể đun sôi hoặc có lỗ rò (đĩa thạch, vv…) bên trong một khay hấp.
• Không bao giờ đặt các vật hấp tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi hấp.
• Không để quá tải; Đểđủ chỗ cho tuần hoàn hơi nước.
• Đảm bảoplug screen ở đáy nồi hấp luôn sạch.
2.Thiết bị dẫn điện
Thiết bị dẫn điện có thể là nguồn điện gây nguy hiểm chủ yếu trong phòng thử nghiệm. Điện áp cao và dây dẫn điện trong các thiết bị này cókhả năng gây chết người.
Nhiều người không biết về các mối nguy hiểm liên quan đến thiết bị này. Ngay cả một dòng dẫn điện tiêu chuẩn hoạt động ở 100 volt có thể gây ra một cú sốc gây chết người ở 25 milliamps. Ngoài ra, một lỗ rò nhỏ trong bình thiết bị có thể dẫn đến bị điện giật. Bảo vệ bản thân khỏi những mối nguy hiểm của dây dẫn điện và điện giật thông qua những biện pháp phòng ngừa:
• Sử dụng các rào cản vật lý để ngăn ngừa tiếp xúc vô ý với thiết bị.
• Sử dụngkhóa liên động điện.
• Thường xuyên kiểm tra tính toàn vẹn vật lý của thiết bị điện.
• Sử dụng các bảng hiệu cảnh báo để cảnh báo cho mọi người về các dây dẫn điện tiềm ẩn.
• Chỉ sử dụng các đầu nối chì cách điện.
• Tắt nguồn trước khi kết nối các dây dẫn điện.
• Đảm bảo rằng, bàn tay của bạn khô ráo khi kết nối các dây dẫn điện.
• Giữ thiết bị tránh xa nước và nguồn nước.
• Tắt nguồn trước khi mở nắp hoặc vào trong buồng.
• Không ngắt thiết bị an toàn.
• Làm theo hướng dẫn vận hành thiết bị.
3. An toàn vi sinh BS12 ( Phòng ngừa cấp độ 2)
• Hạn chế tiếp cận phòng thử nghiệm vi sinh đối với những cá nhân đang làm việc
trong phòng thử nghiệm. Người giám sát phòng thử nghiệm phải đảm bảođào tạo nhân viên làm việc trong phòng thử nghiệm BS12phù hợp với nhiệm vụ của họ, các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn phơi nhiễm và các quy trình đánh giá phơi nhiễm. Phải ghi lại quá trình đào tạo trong hồ sơ đào tạo của cá nhân.
• Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn (hệ miễn dịch bị tổn thương), hoặc những người bị nhiễm bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng (như phụ nữ mang thai), có thể không được phép vào phòng thử nghiệm vi sinh hoặc có công việc cấm họ thực hiện. Trưởng phòng thử nghiệm có trách nhiệm cuối cùng để đánh giá từng tình huống và xác định ai có thể vào hoặc làm việc trong phòng thử nghiệm vi sinh.
• Nhân viên phòng thử nghiệm sẽ được chủng ngừa thích hợp hoặc xét nghiệm về các tác nhân được xử lý hoặc có khả năng hiện diện trong phòng thử nghiệm vi sinh.
• Khi thích hợp, xem xét xử lý (các) tác nhân, thu thập và lưu trữ mẫu huyết thanh ban đầu của nhân viên phòng thử nghiệm vi sinh và các nhân viên có nguy cơ khác.
• Hàng năm phải đào tạo nhân viên về an toàn cụ thể trong phòng thử nghiệm.
• Phải đào tạo thêm cho nhân viên khi có các thay đổi về quy trình hoặc chính sách.
• Tình trạng sức khỏe cá nhân có thể ảnh hưởng đến cá nhân đối với nhiễm trùng, khả năng tiếp nhận chủng ngừa hoặc can thiệp phòng ngừa. Do đó, nên cung cấp cho tất cả nhân viên phòng thử nghiệm và đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ các thông tin liên quan đến khả năng miễn dịch và các tình trạng có thể gây nhiễm trùng cho họ. Các cá nhân thuộc diện trên nên được khuyến khích liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của cơ sở để được tư vấn và hướng dẫn thích hợp.
Nội quy khi vào phòng thử nghiệm:
- Mặc áo khoác phòng thử nghiệm sạch sẽ bất cứ khi nào bạn vào phòng thử nghiệm hoặc mặc ngay khi vào phòng thử nghiệm.
- Đeo găng tay bảo vệ trước khi xử lý các vật liệu có khả năng lây nhiễm.
• Các cá nhân không có tên trong danh sách nhân viên bên ngoài cửa ra vào, chỉ có giám đốc hoặc người giám sát phòng thử nghiệm vi sinh chấp nhận họ mới được phép vào và phải đi cùng một cá nhân có thẩm quyền.
• Thực hiện tất cả các quy trình cẩn thận để giảm thiểu việc tạo ra các tia lửa hoặc son khí.
• Khử trùng tất cả các bề mặt làm việc khi hoàn thành công việc hoặc vào cuối ngày và sau bất kỳ sự cố tràn hoặc vật liệu vấy bẩn.
• Luôn phòng ngừa cấp độ cao với bất kỳ vật sắc nhọn bị nhiễm bẩn nào, bao gồm: kim tiêm, ống tiêm, ống trượt, ống mao dẫn và dao mổ.
• Đồ nhựa nên thay thế cho đồ thủy tinh bất cứ khi nào có thể
• Chỉ sử dụng các ống chích kim tiêm hoặc các kim tiêm dùng một lần để tiêm hoặc hút các vật liệu nhiễm độc.
• Không được uốn cong, cắt, hủy, tháo kim dùng một lần từ các ống tiêm dùng một lần hoặc thực hiện khéo léo bằng tay trước khi vứt bỏ. Hơn nữa, chúng phải được đặt cẩn thận ở vị trí thuận lợitránh bị đâm, sử dụng thùng chứađể xử lý vật nhọn.
• Không được xử lý đồ thủy tinh bị vỡ trực tiếp bằng tay, phải loại bỏ bằng các vật dụng cơ học như bàn chải và chổi quét hoặc kẹp. Phải khử trùng thùng chứa kim tiêm, thiết bị sắc và kính vỡ trước khi xử lý theo quy định của địa phương.
• Cấy vi sinh vật, mô, mẫu chất dịch cơ thể hoặc chất thải có khả năng lây nhiễm được đặt trong một thùng chứa có nắp đậy để tránh rò rỉ trong quá trình thu thập, xử lý, chế biến, lưu kho, vận chuyển.
• Phải khử trùng thiết bị bị ô nhiễm theo các quy định hiện hành trước khi gửi để sửa chữa hoặc bảo trì hoặc đóng gói để vận chuyển. Phải ghi chép lại việc khử trùng.
• Báo cáo ngay lập tức tất cả sự cố tràn và tai nạn dẫn đến phơi nhiễm quá mức với vật liệu truyền nhiễm cho giám đốc phòng thử nghiệm và cán bộ phụ trách an toàn.
• Cung cấp các đánh giá, giám sát và điều trị y tế phù hợp và lưu giữ biên bản.
• Báo cáo ngay lập tức tất cả sự cố tràn và tai nạn dẫn đến phơi nhiễm quá mức với sinh vậtchứa DNA tái tổ hợp.
• Chương trình kiểm soát côn trùng và động vật gặm nhấm phải có hiệu quả.
• Tủ an toàn sinh học được bảo quản đúng cách phải sử dụng được bất cứ khi nào nếu cần.
• Không được đặt ghế vải trong phòng thử nghiệm vi sinh.
• Phải bảo vệ khuôn mặt (kính bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ hoặc các loại bảo vệ khác) để tránh bắn hoặc phun các chất gây nhiễm hoặc các chất độc hại khác lên mặt khi phải thực hiện thử nghiệm vi sinh vật bên ngoài tủ an toàn sinh học.
• Luôn luôn đeo găng tay bất cứ khi nào xử lý các vật liệu có khả năng lây nhiễm, bề mặt hoặc thiết bị bị ô nhiễm.
• Thải bỏ găng tay bất cứ khi nào chúng bị ô nhiễm, khi hoàn thành công việc với vật liệu ô nhiễm, hoặc khi găng tay bị tổn hại. Găng tay dùng một lần không được giặt, tái sử dụng hoặc sử dụng để chạm vào các bề mặt “sạch”(bàn phím, điện thoại, vv…).
• Phải mặc áo phòng thử nghiệm trong khi ở trong phòng thử nghiệm vi sinh.Áo khoác phòng thí nghiệm bẩn phải được khử trùng và giặt sạch khi thích hợp. Nếu bạn đang dự định mặc áo khoác phòng thử nghiệm của bạn một lần nữa, treo nó lên giá áo trong phòng thử nghiệm vi sinh. Áo khoác phòng thử nghiệm không bao giờ được treo bên ngoài phòng thử nghiệm vi sinh, chúng phải được treo bên trong phòng thử nghiệm vi sinh.
• Áo khoác phòng thử nghiệm sẽ được nhân viên BSL2 đưa vào máy giặt.
• Không thực hiện hoặc trả lời các cuộc gọi điện thoại trong phòng thử nghiệm vi sinh.
• Các cá nhân rửa tay sau khi xử lý các vật liệu ô nhiễm, sau khi tháo găng tay và trước khi rời khỏi phòng thử nghiệm vi sinh.
• Nội quy khi rời khỏi phòng thử nghiệm:
- Tháo găng tay ra.
- Cởi áo khoác phòng thử nghiệm.
- Treo áo khoác phòng thử nghiệm hoặc gửi để khử trùng và giặt.
- Rửa tay.
• Nhân viên BSL2 sẽ thực hiện nhiệm vụ lưu ký dưới sự chỉ đạo của giám sát phòng thử nghiệm vi sinh.
• Vật liệu được khử nhiễm bên ngoài phòng thử nghiệm vi sinh ngay lập tức đặt trong một túi đựng chất thải sinh học nồi hấp bền, chống rò rỉ và đóng kín để vận chuyển.
• Tất cả các thùng chứa và lọ sẽ được tẩy sạch với 10% thuốc tẩy, 5% natri hypochlorite hoặc cồn 70% trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm BSL2 để lưu kho.
Lưu ý: Tránh dùng cồn laucác lọ để phòng ngừa xóa mất các dấu hiệu ID.
4. An toàn độc tố nấm mốc BS12( Phòng ngừa cấp độ 2)
• Hạn chế tiếp cận với phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc cho những người đang làm việc trong phòng thử nghiệm.
• Những người có rủi ro cao đối với sức khỏe do phơi nhiễm độc tố không được phép trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc. Giám đốc có trách nhiệm cuối cùng để đánh giá từng tình huống và xác định ai có thể vào hoặc làm việc trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
• Nhân viên phòng thử nghiệm sẽ được xét nghiệm y tế thích hợp đối với các tác nhân được xử lý hoặc có khả năng hiện diện trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
• Khi thích hợp, xem xét (các) tác nhân được xử lý, sẽ thu thập và lưu trữ mẫu huyết thanh ban đầu của nhân viên phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc và các nhân viên nguy cơ khác.
• Tất cả các cá nhân làm việc trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc sẽ được đào tạo thích hợp về các mối nguy tiềm ẩn liên quan đến công việc, các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn phơi nhiễm, và các quy trình đánh giá phơi nhiễm.
• Nội quy vào phòng thử nghiệm
- Mặc áo khoác phòng thử nghiệm sạch sẽ bất cứ khi nào bạn vào phòng thử nghiệm hoặc mặc ngay khi vào phòng thử nghiệm.
- Đeo găng tay bảo vệ trước khi xử lý các vật liệu độc hại tiềm ẩn.
• Các cá nhân không có tên trong danh sách nhân viên bên ngoài cửa ra vào, chỉ có giám đốc hoặc người giám sát phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc chấp nhận họ mới được phép vào và phải đi cùng một cá nhân có thẩm quyền.
• Các mẫu độc tố tiêu chuẩn chỉ có thể ra khỏi phòng thử nghiệm độc tố BSL2 trong các lọ HPLC để được phân tích trên một dụng cụ phân tích, tất cả các công việc thử nghiệm độc tố khác phải được thực hiện trong phòng thử nghiệm độc tố BSL2.
• Tất cả các mẫu độc tố, chiết xuất và tiêu chuẩn phải được lưu trữ trong phòng thử nghiệm độc tố BSL2.
• Thực hiện tất cả các quy trình cẩn thận để giảm thiểu việc tạo ra các tia lửa hoặc son khí.
• Khử trùng tất cả các bề mặt làm việc khi hoàn thành công việc hoặc vào cuối ngày và sau bất kỳ sự cố tràn hoặc vật liệu vấy bẩn với các tác nhân khử hoạt tính có hiệu quả chống lại các độc tố. Đối với hầu hết các độc tố nấm mốc, hiệu quả khử độc tố sẽ là 10% thuốc tẩy, tiếp theo là 5% acetone.
• Luôn phòng ngừa cấp độ cao với bất kỳ vật sắc nhọn bị nhiễm bẩn nào, bao gồm mảnh thủy tinh, kim tiêm, ống tiêm, ống trượt, ống mao dẫn và dao mổ.
• Đồ nhựa nên thay thế cho đồ thủy tinh bất cứ khi nào có thể.
• Không được xử lý đồ thủy tinh bị vỡ trực tiếp bằng tay, phải loại bỏ bằng các vật dụng cơ học như bàn chải và chổi quét hoặc kẹp. Phải khử trùng thùng chứa kim tiêm, thiết bị sắc và kính vỡ trước khi xử lý theo quy định của địa phương.
• Các chất thải độc hại tiềm ẩn được đặt trong một thùng chứa có nắp đậy để tránh rò rỉ trong quá trình thu thập, xử lý, chế biến, lưu kho, vận chuyển.
• Phải khử trùng thiết bị bị ô nhiễm theo các quy định hiện hành trước khi gửi để sửa chữa hoặc bảo trì hoặc đóng gói để vận chuyển...
• Báo cáo ngay lập tức tất cả sự cố tràn và tai nạn dẫn đến phơi nhiễm quá mức với vật liệu truyền nhiễm cho giám đốc phòng thử nghiệm và cán bộ phụ trách an toàn.
• Cung cấp các đánh giá, giám sát và điều trị y tế phù hợp và lưu giữ biên bản.
• Chương trình kiểm soát côn trùng và động vật gặm nhấm phải có hiệu quả.
• Không được đặt ghế vải trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
• Luôn luôn đeo găng tay bất cứ khi nào xử lý các vật liệu có khả năng lây nhiễm, bề mặt hoặc thiết bị bị ô nhiễm.
• Thải bỏ găng tay bất cứ khi nào chúng bị ô nhiễm, khi hoàn thành công việc với vật liệu ô nhiễm, hoặc khi găng tay bị tổn hại. Găng tay dùng một lần không được giặt, tái sử dụng hoặc sử dụng để chạm vào các bề mặt “sạch”(bàn phím, điện thoại, vv...).
• Phải mặc áo phòng thử nghiệm trong khi ở trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
• Áo khoác phòng thí nghiệm bẩn phải được khử trùng và giặt sạch khi thích hợp. Nếu bạn đang dụ định mặc áo khoác phòng thử nghiệm của bạn một lần nữa, treo nó lên giá áo trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc. Áo khoác phòng thử nghiệm không bao giờ được treo bên ngoài phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc chúng phải được treo bên trong phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
• Áo khoác phòng thử nghiệm sẽ được nhân viên BSL2 đưa vào máy giặt, khử trùng trước nếu cần.
• Không thực hiện hoặc trả lời các cuộc gọi điện thoại trong phòng thử nghiệm độc tốnấm mốc.
• Các cá nhân rửa tay sau khi họ xử lý các vật liệu ô nhiễm, sau khi tháo găng tay và trước khi rời khỏi phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
• Nội quy khi rời khỏi phòng thử nghiệm:
- Tháo găng tay ra.
- Cởi áo khoác phòng thử nghiệm.
- Treo áo khoác phòng thử nghiệm hoặc gửi để khử trùng và giặt.
- Rửa tay.
• Nhân viên BSL2 sẽ thực hiện nhiệm vụ lưu ký dưới sự chỉ đạo của giám sát phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
• Tất cả các dụng cụ thủy tinh và đồ nhựa cần được gửi đến nhà vệ sinh sẽ được khử nhiễm bằng thuốc tẩy trước khi đưa ra khỏi phòng thử nghiệm độc tố nấm mốc.
5. Chân không / áp suất
• Tắt chân không khi không sử dụng.
• Chỉ sử dụng ống hút chân không để kết nối với thiết bị chân không.
• Chỉ sử dụng chân không cho thủy tinh được chế tạo riêng cho mục đích đó và quấn bình bằng băng mềm (ống dẫn, điện, vv…) trước khi hút.
• Giảm chân không từ từ trong tất cả các bộ phận của hệ thống trước khi mở thiết bị.
• Kiểm tra tất cả các thiết bị chân không trước khi sử dụng. Vứt bỏ tất cả các dụng cụ thủy tinh chân không bị nứt hoặc vỡ.
6. Thiết bị điện
• Không sử dụng thiết bị điện nếu không hoạt động tốt. Kiểm tra dây nguồn bị sờn hoặc hư hỏng hoặc công tắc điều khiển bị hỏng.
• Kiểm tra an toàn điện cục bộtheo thời gian định kỳ (thông thường mỗi năm một lần).
• Tránh tiếp xúc với nước khi sử dụng thiết bị điện.
• Chỉ sử dụng các ổ cắm nối đất với bộ phận ngắt mạch. Không có dây nối.
• Đảm bảo rằng các thiết bị được sử dụng có cùng điện áp.
• Đảm bảo rằng công tắc điện chính “TẮT” và thiết bị được rút phích cắm điện trước khi bảo trì, nếu có thể.
• Không bao giờ vượt qua bất kỳ thiết bị an toàn nào.
• Không sử dụng các thiết bị điện như máy trộn hoặc bếp điện xung quanh các dung môi dễ cháy.
• Chỉ sử dụng carbon dioxide hoặc bình chữa cháy bột khô trong trường hợp có hỏa hoạn trong hoặc gần các thiết bị điện.
• Trong trường hợp mất điện, hãy tắt hoặc rút phích cắm thiết bị để tránh hư hỏng; nếu có khói đóng tủ hút và cửa ra vào. Di tản nếu cần thiết.
• Không sử dụng bất kỳ thiết bị điện hoặc thiết bị nào vượt quá cường độ dòng điện định mức của mạch điện. Hãy nhớ rằng bất kỳ thiết bị nào khác trên mạch đó cũng sẽ cần phải được xem xét khi tính tổng số amps. Nếu bạn không chắc chắn về các amps đánh giá cho một mạch nhất định, yêu cầu trợ giúp của nhân viên bảo trì thích hợp.
• Nếu trong quá trình thử nghiệm, một mạch bị ngắt, hãy tắt tất cả các thiết bị điện trên mạch đó và thông báo cho người giám sát của bạn
• Khi sử dụng nhiều đầu cắm cho ổ cắm điện, hãy cẩn thận không vượt quá cường độ dòng điện. Thiết bị cần có bộ ngắt mạch riêng.
7. Nâng
• Sự khác biệt về thể chất khiến không thực tế để thiết lập giới hạn nâng an toàn cho tất cả công nhân. Chiều cao và trọng lượng không phải là chỉ số quan trọng cho biết khả năng nâng.
• Để nâng một vật, hãy tuân theo các hướng dẫn sau:
Kiểm tra vật thể được nâng
- Chú ý và biết bạn đang di chuyển đến đâu.
- Mang thiết bị bảo hộ cần thiết, chẳng hạn như găng tay, tạp dề và giày bảo hộ.
- Nếu vật thể quá nặng hoặc cồng kềnh để bạn có thể xử lý một mình, hãy nhờ sự giúp đỡ.
- Theo công việc đòi hỏi hai hoặc nhiều người, làm việc cùng nhau. Chỉ định một cá nhânđể gọitín hiệu.
- Áp dụng các phương pháp nâng đúng:
+Đánh giá sơ bộ trước khi nâng để chắc chắn rằng bạn có thể xử lý được.
+Đặt chân vững chắc, một chân đặtgần ngay phía trước chân kia.
+Cúi càng gần vật thể càng tốt.
+Giữ thẳng lưng.
+Hãy nắm chặt vật thể bằng lòng bàn tay.
+Giữ nắm chắc vật thể khi đang di chuyển.
+Trước khi bạn đặt vật thể xuống, hãy chú ý không để đè vào ngón tay hay ngón chân
+ Khi bạn phải thay đổi hướng, không được vặn mình; hãy sử dụng đôi chân của bạn đểxoay người.
• Hãy sử dụng đai nâng cho vật nặng nếu có sẵn.
• Nên đào tạo theo quy trình xử lý thủ công thích hợp.
8. Chất lỏng dễ cháy
• Các bảng dữ liệu an toàn vật liệu (Msds) phải dễ dàng truy xuất được nguồn gốc tất cả các hóa chất / các chất lưu trữ trong phòng thử nghiệm.
• Tất cả các dung môi phải được xử lý cẩn thận, mặc dù xét về mặt hóa học tương đối, chúng có thể không hoạt động. Một số dung môi sử dụng thông thường là chất dễ bay hơi và có hại khi hít vào một lượng tương đối nhỏ. Một số hấp thụ dễ dàng qua da và hầu hết đều dễ cháy.
• Tránh phóng ra tĩnh điện khi chuyển một chất lỏng dễ cháy từ một thùng thông qua tiếp đất thùng đó.
• Lưu trữ lượng lớn chất lỏng dễ cháy trong một thùng chứa được thiết kế phù hợp chống cháy an toàn. Lưu trữ lượng chất lỏng dễ cháy tối thiểu trong phòng thử nghiệm.Sử dụng thuốc thử cũ trước. Phải lưu trữ tất cả các chất lỏng dễ cháy trong thùng chứa an toàn đã được duyệt. Không bao giờ chuyển lại chất lỏng vào thùng chứa ban đầu.
• Giữ các chất lỏng dễ cháy tránh xa nhiệt, ánh sáng mặt trời trực tiếp và các chất oxy hóa mạnh chẳng hạn như axit cromic, permanganat, clo hoặc perchlorat.
• Xử lý vật liệu dễ cháy trong tủ hút khí độc, tránh sử dụng đồng thời các chất oxy hóa.
• Đảm bảo các bình dung môi được lưu trữ trên các khay nhỏ giọt.
9.Bình khí
• Đảm bảo nắp đậy chắc chắn khi lưu giữ hoặc di chuyển bình. (Điều này bảo vệ van gốc từvô tình bị hỏng.) Di chuyển bình chứa khí bằng xe nâng tay thích hợp. Phải vặn nắp bảo vệ trước khi di chuyển bình.
• Luôn luôn buộc bình khí bằng dây đai, xích hoặc đặt đúng vị trí để tránh chúng bị rơi.
• Đóng tất cả các bình và van khi không sử dụng.
• Đảm bảo sử dụng bộ điều chỉnh thích hợp trên mỗi bình khí.
• Không bao giờ sử dụng một bìnhmà không thể xác định bình đó có đảm bảo an toàn hay không.
• Không bao giờđược ép van bình.
• Không bao giờ sử dụng dầu hoặc mỡ trên bộ điều chỉnh hoặc van bình.
• Không sử dụng bộ điều chỉnh hoặc bình nếu dầu hoặc mỡ bịô xi hóa
• Các chất dễ cháy tiếp xúc với chất oxy hóa trở thành chất nổ.
• Các phản ứng yêu cầu các bình khí độc, dễ cháy hoặc khí phản ứng, phải thực hiện trongtủ hút khí độc và phải có giá đỡ phù hợp để giữ các bình.
• Trong trường hợp hỏa hoạn, tắt khí dễ cháy, sau đó khí oxy hóa nếu có thể!
• Không dập tắt ngọn lửa liên quan đến khí dễ cháy cao cho đến khi nguồn khí
đã bị tắt. Nếu không, nó có thể kích hoạt lại và gây nổ.
• Hủy bỏ bộ điều chỉnh từ bình gần như trống rỗng và đồng thời thay thế nắp bảo vệ.
Sử dụng băng hoặc thẻ, gắn nhãn bình là "trống rỗng".
• Phải sử dụng và kiểm tra thường xuyên đối với các bình được sử dụng trong bộ bẫy ẩm phân tích GC / HPLC.
10. Đồ thủy tinh
• Đeo găng tay chịu nhiệt hoặc sử dụng kẹp khi xử lý đồ thủy tinh hoặc thiết bị được làm nóng.
• Khi làm sạch thủy tinh, hãy mang đến khu vực rửa và xác địnhphương pháp làm sạch cụ thể.
• Bôi trơn tất cả các bề mặt tiếp xúc và đeo găng tay bảo vệ chống cắt / chém khi lắp kính; để lực chèn kính cách xa bạn.
• Không sử dụng lực quá mức.
• Không đậy nắp bình thủy tinh có thể ngưng tụ hơi nóng.
• Vứt bỏ các thủy tinh bị sứt mẻ hoặc bị vỡ trong ngăn chứa kính vỡ. Tất cả các thủy tinh vỡ phải được quét ngay lập tức vàđưa vào thùng chứa thủy tinh vỡ.
• Không được cho bất kỳ đồ thủy tinh nào vào các thùng chứa chất thải thông thường.
• Thông báo cho người giám sát của bạn về bất kỳ sự cố vỡ thủy tinh nào.
• Đồ thủy tinh vỡ có thể được đặt trong một hộp chứa cứng, kín. Gắn nhãn hộp chứa “Kính bị vỡ”.
11. Đồ sắc nhọn
• Cẩn thận không để bị kim đâm.
• Không đặt các ống tiêm đã qua sử dụng vào khay có chứa ống hút hoặc các dụng cụ thủy tinh khác.
• Không đóng nắp lại kim đã qua sử dụng.
• Vứt bỏ các kim tiêm trong thùng tiệt trùng đã được duyệt.
• Đảm bảo thùng đựng vật sắc nhọn được tiệt trùng trước khi vứt bỏ.
• Sau khi tiệt trùng thùng đựng vật sắc nhọn, có thể thêm thạch cao của Paris và được để khô trước khi xử lý, điều này sẽ cố định các vật sắc nhọn và đảm bảo an toàn.
• Kim, lưỡi dao, vv… được coi là nguy hiểm ngay cả khi chúng vô trùng, được bao bọcvà trong thùng đựng ban đầu.
12. Tủ hút khí độc
• Phải tắt tủ hút và đóng sash khi không sử dụng. Nếu tủ hút là loại tủ hútcó tốc độ dòngkhí thay đổi thì không thể tắt, chỉ cần chắc chắn rằng sash được đóng lại khikhông sử dụng.
• Nên đặt thiết bị và các vật liệu khác cách phía sau sash tối thiểu 15 cm (6 inch). Việc đặt này sẽ giảmtiếp xúc với khu vực phòng thử nghiệm với khí độc hóa học do sự nhiễu loạn không khí.
• Khi sử dụng tủ hút, sash cần được giữ ở độ cao dòng khí tối ưu. Dán nhãn trực tiếp bên cạnh sash cho biết chiều cao này. Sash là rào cản cơ bản để bảo vệ chống cháy nổ có thể xảy ra trong tủ hút khí độc
• Không được phép để giấy và các vật liệu khác vào ống xả củatủ hút. Các vật lạ có thể được hút vào ống dẫn và quạt hút và sẽảnh hưởng không tốt đến hiệu suất của tủ hút.
• Tủ hút không dành cho việc lưu trữ hóa chất hoặc thiết bị. Tất cả các hóa chất và thiết bị dư thừa nên được lưu trữ trong các khu vực lưu trữ lâu dài.
• Không được cất thiết bị và các vật liệu khác vào khu vực vách ngăn (khe ở mặt sau của tủ hút). Baffle này để dòng không khí thông qua tủ hút khí độc. Nếu bị chặn, luồng chuyển động không khí của tủ hút sẽ không phù hợp.
• Thiết bị lớn đặt trong tủ hút phải được kê cao tối thiểu 3 - 4 cm (1½ “) trên bề mặt làm việc để cho phép chuyển động không khí bên dưới thiết bị thông thoáng.
• Trong khi nhân viên đang sử dụng tủ hút, thì sash phải được kéo xuống một mức để bảo vệ mặt và ngực trên của người đó. Chỉ có thời gian phải mở sash tủ hút khí độc hoàn toàn khi đặt thiết bị.
• Trước khi bắt đầu công việc phải kiểm tra xem có đủ lưu lượng trong tủ hút hay không.
• Nếu bạn băn khoăn liệu tủ hút có hoạt động đúng hay không, hãy gọi cho Sở Y tế và An toàn Môi trường.
13. Các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho các tủ hút perchloric
• Những người sử dụng axit perchloric phải hoàn toàn quen thuộc với sự nguy hiểm của nó.
• Axit perchloric bị đổ phải được rửa kỹ với rất nhiều nước.
• Tránh sử dụng vật liệu hữu cơ hoặc hóa chất trong tủ hút.
• Không được sử dụng ngọn lửa hoặc bồn chứa dầu trong tủ hút.
• Phải sử dụng kính bảo hộ hoặc mặt nạ, cũng như sử dụng sash tủ hút khí độc bất cứ khi nào có thể để tăng sự an toàn.
Quy trình rửa sạch axit perchloric trong tủ hút khí độc:
1. Quy trình này phải được thực hiện sau mỗi lần sử dụng axit perchloric.
2. Rút tất cả các thiết bị trong tủ hút khí độc.
3. Đóng sash.
4. Bật vòi xịt phun rửa.
5. Vòi xịt rửa phải được bật ít nhất 15 phút.
Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Tạp chí thử nghiệm ngày nay