Có nên thay đổi tên miền sau một thời gian sử dụng?

14/09/2017 08:21

Sau một thời gian đăng ký có nên thay đổi tên miền

Tên miền là tên gọi có tác dụng để thay thế 1 địa chỉ IP dài và khó nhớ như: 123.45.67.89 trên internet  thành một “Domain Name” hay “Tên Miền” có dạng là abc.com. Hiện nay tên miền được xem như là một cách thức chính để định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhất là những tên miền đã được sử dụng lâu, lưu lượng truy cập cao (traffic) càng khiến người sở hữu băn khoăn rằng có nên thay đổi hay không. Tuy nhiên có nhiều lý do khiến bạn phải đổi tên miền như đổi chiến lược marketing, định vị thương hiệu, bảng giá tên miền đẹp giảm xuống dễ tiếp cận hơn, hoặc đơn giản là muốn đổi sang cái tên khác ấn tượng hơn. Vậy tên miền đã đăng ký hoặc sử dụng lâu rồi có nên thay đổi hay không?

Có nên đổi tên miền sau 1 thời gian sử dụng?

Câu trả lời là CÓ. Nếu việc đổi tên miền thực sự cần thiết cho việc phát triển kinh doanh hoặc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp cho chuyên nghiệp hơn và thu hút hơn.

Nên thực hiện như thế nào?

1. Trỏ tên miền sang hosting mới

Trước khi thay đổi chính thức, bạn hãy dùng thủ thuật đổi IP với file hosts để domain nhận IP trên localhost đã.

Tiến hành restore dữ liệu, cài đặt, fix bug nếu có, đảm bảo mọi chức năng hoạt động hoàn hảo rồi mới thay đổi IP trên DNS.

Đầu tiên là trỏ DNS về cùng thư mục với domain cũ, sao cho khi người truy cập truy vấn domain mới thì nội dung sẽ hiển thị tương tự phần hiển thị tại domain cũ.

2. Redirect đường dẫn từ tên miền cũ sang tên miền mới

Tiếp theo, sử dụng 301 redirect để trỏ truy vấn từ domain cũ về domain mới. Điều này nghĩa là bạn sẽ thông báo cho Google rằng website của bạn đang chuyển qua sử dụng domain mới vĩnh viễn.

Toàn bộ truy vấn từ tên miền cũ bao gồm đường dẫn web page, hình ảnh, thư mục… sẽ tự động được chuyển sang tên miền mới. Bạn có thể thực hiện bằng cách chỉnh sửa nội dung file .htaccess nếu dùng Apache hoặc rule cấu hình .conf nếu dùng Nginx.

Trước khi bắt đầu hãy lưu lại file cấu hình cũ tránh lỗi phát sinh có thể khôi phục lại được.

Nếu dùng Apache

Bạn hãy mở file .htaccess ở thư mục ngoài cùng, thường là public_html và thêm đoạn bên dưới lên đầu file:

RewriteEngine On RewriteRule ^(.*)$ http://newdomain.com/$1 [R=301,L]

Nếu dùng Nginx

Bạn hãy mở file cấu hình của tên miền, thường có đường dẫn /etc/nginx/conf.d/olddomain.com.conf và chỉnh sửa lại nội dung tương tự như bên dưới:

server {

    server_name .olddomain.com;

    return 301 http://newdomain.com$request_uri;

}

Sau khi cập nhật xong, bạn hãy kiểm tra lại bằng cách truy cập link bất kỳ với tên miền cũ, lúc này sẽ được tự động chuyển sang tên miền mới.

3. Cập nhật lại tên miền mới trên Google Search Console

Sau khi kiểm tra mọi thứ hoạt động ổn định, bạn hãy add thêm tên miền mới vào công cụ Google Search Console và cấu hình lại:

– Submit lại sitemap trong phần Crawl, Sitemaps

– Tăng tốc độ crawl tên miền mới bằng cách vào click biểu tượng bánh răng trên cùng bên phải, chọn Site Settings. Tiếp theo bạn hãy kéo Crawl rate lên dần mức high, cao hơn so với thông thường.

Nếu gặp thông báo We do not have enough information about your site at this time to allow changing the crawl rate. Please visit again later., bạn hãy quay trở lại làm sau.

– Xác định quốc gia đối tượng người dùng bạn muốn hướng tới bằng cách vào Search Traffic, International Targeting, chọn tab Country rồi chọn lại cho phù hợp.

– Thông báo thay đổi đường dẫn tên miền cũ với Google. Việc này vô cùng quan trọng!

Bạn hãy vào trang Search Console của tên miền cũ, nhấn biểu tượng bánh răng trên cùng bên phải, chọn Change of Address.

Tiếp theo bạn hãy thực hiện và xác nhận 4 bước như yêu cầu của Google rồi nhấn SUBMIT.

Sau khi bạn thực hiện, Google sẽ tiến hành cập nhật số lượng Google +1 cho tên miền mới, đồng thời cập nhật cả ranking.

Việc đổi sang domain nếu thực hiện đúng cách và quy trình sẽ không gây ảnh hưởng đến thứ hạng website.

Có ảnh hưởng gì đến website không?

Một số đơn vị thường “để ý” sẵn các tên miền đẹp để săn khi bảng giá tên miền đẹp giảm xuống thấp nhất có thể sở hữu. Nhưng nếu quá trình chuyển đổi domain mà thực hiện thiếu các thao tác hoặc trì hoãn bất ngờ hoặc quá sơ sài, cẩu thả, thì không để giữ được ranking của domain cũ trên dữ liệu Google Search Consoleđược. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của website và thứ hạng xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google – vốn không dễ để xây dựng.

Nếu việc chuyển đổi giữa domain mới và cũ được thực hiện kỹ càng, đúng trình tự và các bước như hướng dẫn thì mọi kết quả tốt mà domain cũ đã đạt được đều trỏ về domain, nên bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng về việc các chi phí đầu tư cho việc quảng bá domain cũ bỗng dưng biến mất.

Khi thực sự cần thiết để đổi tên miền đã sử dụng lâu, bạn nên nhờ những đơn vị có kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo việc chuyển đổi domain hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thứ hạng website trên Google. Trên thực tế, hàng năm có rất nhiều domain mới được thay đổi thay cho các domain cũ vì một số lý do nào đó, nên việc bạn chuyển đổi domain không phải là điều ngoại lệ vì thế không cần phải quá lo lắng về điều này.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Matbao)

Các tin khác

TikTok ứng dụng có an toàn không?

Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy

Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất

Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến

Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN

Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6

Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau

Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19

Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?

Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2