Chiến thắng của AlphaGo: Một chương lớn trong lịch sử tiến hóa nhân loại

22/03/2016 15:47

Máy tính Google liên tiếp đánh bại huyền thoại cờ vây thế giới

Đây là lần đầu tiên một cỗ máy có thể vượt qua trực giác, sự sáng tạo và khả năng giao tiếp, mà trước đó đã được coi là thế mạnh của con người.

Máy tính Google liên tiếp đánh bại huyền thoại cờ vây thế giới

Sau những chiến thắng trước kỳ thủ cờ vây từng hai lần vô địch thế giới, AlphaGo, trí thông minh nhân tạo (AI) của Google chứng tỏ rằng nó đã làm chủ được một trong những trò chơi lâu đời và phức tạp nhất của con người - cờ vây.

Một trận đấu cờ vây. Ảnh minh họa

Ở Hàn Quốc, nơi cờ vây được coi là một hình thức thể hiện của võ thuật, người dân có những tâm trạng rất khác nhau.

Tại đây, cờ vây được chiếu trên truyền hình như một môn thể thao và nhận được các hợp đồng tài trợ. Không chỉ thế, tại các học viện, luôn có những học giả ngày đêm nghiên cứu  về cờ vây.

AlphaGo là một cỗ máy, trí thông minh nhân tạo được phát triển bởi Google Deepmind thuộc Google. Không giống như những trí thông minh nhân tạo khác, AlphaGo sử dụng phương pháp học sâu và mạng nơ ron thần kinh cơ bản để tự học. AlphaGo đã phải chơi hàng triệu ván cờ và "tự học" từ những ván cờ đó.

Vậy mà giờ đây, sau 2.500 năm tồn tại và phát triển, đại diện xuất sắc nhất Hàn Quốc và cũng là kỳ thủ huyền thoại của thế giới đã bị đánh bại bởi một cỗ máy do con người tạo ra. Lần đầu tiên trong lịch sử, văn hóa Hàn Quốc bị rúng động bởi công nghệ.

Chứng kiến AlphaGo đánh bại huyền thoại cờ vây thế giới Lee Sedol đã khiến người Hàn bị sốc mạnh, đặc biệt là trước đó, "người hùng" của dân tộc tự tin dự đoán rằng, anh sẽ dễ dàng giành chiến thắng trước AlphaGo. Tuy nhiên, kết quả thực tế lại cho thấy sức mạnh không tưởng của trí thông minh nhân tạo.

"Đêm qua thật ảm đạm", Jeong Ahram, phóng viên của tờ nhật báo lớn nhất Hàn Quốc - Joongang llbo, cho biết. "Rất nhiều người uống rượu", Ahram nói.

Không phải đến bây giờ con người mới thận trọng với AI. Những bộ phim như Terminator đã được dựng lên từ cảm hứng về AI, và những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới như Stephen Hawkinng và Elon Musk cũng đã cảnh báo công chúng về sự nguy hiểm tiềm ẩn của trí thông minh nhân tạo.

Tuy nhiên, trận thua của Lee trước AlphaGo đã làm sâu sắc thêm mối lo ngại về AI, chạm đến lòng tự tôn của người Hàn, nơi cờ vây giữ một vị trí quan trọng trong nền văn hóa lâu đời. "Người Hàn sợ rằng, AI sẽ phá hủy lịch sử và văn hóa của nhân loại", Jeong nói.

Những nước đi của AlphaGo có vẻ đẹp của nhận thức. Các chuyên gia nhận định, AlphaGo đã đánh bại Lee một cách không hề máy móc. Nó có những nước đi tuyệt diệu.

"AlphaGo thực sự không có trực giác", Sergey Brin, đồng sáng lập Google chia sẻ sau những chiến thắng áp đảo của AlphaGo. "Nó thực hiện những bước di chuyển đẹp. Nó thậm chí còn tạo ra những nước cờ đẹp hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta".

Những nước cờ của AlphaGo đã để lại nhiều rung động với người xem. "Đây là một sự kiện lớn trong lịch sử tiến hóa của con người - đó là một cỗ máy có thể vượt qua trực giác, sự sáng tạo và khả năng giao tiếp, mà trước đó đã được coi là thế mạnh của con người", Jang Dae-Ik, một nhà triết học khoa học tại Đại học quốc gia Seoul nhận xét.

"Trước đây, chúng ta cho rằng trí thông minh nhân tạo không có tính sáng tạo. Giờ đây, chúng ta đã biết rằng có có khả năng sáng tạo - và nhiều hơn nữa ở một bộ não, và nó còn thông minh hơn".

Jang cho biết, khi những thất bại của Lee liên tiếp xảy ra, ông liên tục nhận được tin nhắn của bạn bè từ Hàn Quốc bày tỏ rõ sự lo lắng: "Tôi nghĩ rằng thật thú vị khi được xem trận đấu, nhưng cuối cùng tôi lại cảm thấy nó thật sự đáng sợ". Một người khác nói "Chỉ cần nghĩ đến việc AI có thể tiếp cận được con người cũng đã thấy ghê rồi".

Nhưng cũng có những người lạc quan cho rằng, tác động từ những trận thua của Lee sẽ châm ngòi cho một cuộc cách mạng trong học tập và giáo dục tại Hàn Quốc.

"Chúng tôi đang rất yếu ở AI. Tính đến thời điểm này, người Hàn Quốc không biết nhiều về AI, nhưng vì những trận đấu này, bây giờ, mỗi người Hàn Quốc đều sẽ biết về nó", Lee Seok, một nhà báo khoa học Hàn Quốc nói.

Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo Khampha)(Newscientist)

Các tin khác

TikTok ứng dụng có an toàn không?

Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy

Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất

Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến

Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN

Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6

Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau

Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19

Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?

Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2