Châu Âu đề xuất bỏ phiếu ủng hộ robot là chủng người điện tử

19/01/2017 15:09

châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo đề xuất cấp quy chế pháp lý cho robot, xếp loại chúng là “người điện tử”.

Với mục đích siết chặt quy định, đảm bảo mục đích sử dụng robot cũng như trách nhiệm với những robot được thiết kế, phát triển trí thông minh của các nhà sản xuất, vừa qua Ủy ban Các vấn đề pháp lý của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo đề xuất cấp quy chế pháp lý cho robot, xếp loại chúng là “người điện tử”.

Sự phát triển vượt bậc của robot và mức doanh thu

Theo thống kê, doanh thu của robot đã tăng 29% vào năm 2014, mức tăng cao nhất giữa năm sau và năm trước, so với tỷ trọng trung bình mỗi năm là 17% từ giữa năm 2010 đến 2014.

Giấy phép đăng ký bằng sáng chế thường niên trong lĩnh vực công nghệ robot đã tăng gấp 3 trong thập niên qua. Vào tháng 6.2016, Google trình làng chó robot giống thật, có năng lực lau chùi nhà cửa.

Tháng 7/2016 các nhà nghiên cứu Đức đã bắt tay vào dự án chế tạo hệ thần kinh nhân tạo, cho phép robot trải nghiệm cảm giác đau đớn. Và sự kiện CES 2017 đầu năm nay lại tạo cơ hội cho các robot lên ngôi. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức lại là phạm trù hoàn toàn không nằm trong AI của robot.

Các học giả thế giới năm 2016 dẫn kết quả khảo sát phát hiện ô tô tự lái có thể giảm thiểu tai nạn giao thông lên đến 90%. Thế nhưng, họ cũng nêu bật một tình trạng tiến thoái lưỡng nan có liên quan đến khía cạnh đạo đức.

Ở một số trường hợp, robot điều khiển tay lái có thể ra quyết định đâm xe, giết chết mọi người trong ô tô chỉ để nhằm bảo vệ an toàn cho những người xung quanh. Lẽ dễ hiểu khi các khách hàng tiềm năng đều trả lời rằng họ muốn mua xe ưu tiên bảo vệ hành khách trong mọi điều kiện.

Dự thảo quy định robot là “người điện tử”

Theo tờ The Independent, dự thảo đã được thông qua với 17 phiếu thuận, 2 phiếu trắng, nhằm đảm bảo những cỗ máy này phải chịu trách nhiệm về những hành động hoặc sự chểnh mảng của mình. “Những robot tự điều khiển và phức tạp nhất có thể được cấp quy chế người điện tử với các quyền và nghĩa vụ cụ thể, bao gồm bồi thường cho bất cứ tổn hại nào mà chúng gây ra”.

Người bảo trợ dự luật, nghị viên Mady Delvaux-Stehres của Luxembourg, nêu rõ những luật lệ hiện tại “không đáp ứng được” xu hướng được gọi là “cách mạng công nghệ”.

Theo dự thảo “Những nhà phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) buộc phải đảm bảo rằng các phát minh của họ tuân thủ những điều luật ngăn cấm chúng gây hại cho con người hoặc bỏ mặc con người bị hại thông qua hành động không can thiệp. Ai có thể bảo vệ sự tồn tại của các robot, trong trường hợp điều này không gây hại cho con người”.

 Nghị viên Delvaux-Stehres cũng đề xuất xây dựng cơ chế đình chỉ hoặc ngưng hoạt động đối với các robot, đảm bảo rằng bất cứ “người điện tử” nào cũng có thể bị ngắt nguồn một cách dễ dàng.

Ngoài ra, dự thảo cũng kêu gọi thiết lập các định nghĩa và phân loại chi tiết về robot, dựa trên năng lực tự hoạt động của thiết bị, từ đó những robot càng được trao quyền tự chủ càng cần phải có trách nhiệm về hành động của mình.

Đó là lý do tại sao những dự thảo như trên cần phải được thông qua nếu EU muốn tránh các nguy cơ trong tương lai. Dự kiến cuộc bỏ phiếu trên quy mô toàn nghị viện sẽ được tổ chức vào tháng 2/2017.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Thanhnien.vn)

Các tin khác

Đánh giá dàn iPhone 14/plus/pro/Max: Thiết kế, hiệu năng, camera cùng nhiều tính năng mới

Đánh giá về iPhone 13, iphone 13 Pro, iphone 13 Pro Max, iphone13 mini với những cải tiến đáng nâng cấp vừa được Apple ra mắt

Thủ thuật kiểm tra tuổi thọ pin trên điện thoại iPhone

Microsoft cải tiến đáng kể trong sản phẩm mới ra mắt Surface Laptop Studio và Surface Pro 8

Phát triển hệ thống ba lô kích hoạt bằng giọng nói hỗ trợ người khiếm thị

Sự kiện iPhone: Apple công bố 'Hi, Speed' ra mắt 4 iphone 12 và một số công nghệ mới

Hướng dẫn cách vệ sinh các thiết bị điện tử phòng dịch bệnh

Triển lãm Mobile World Congress 2020 chính thức bị hủy bỏ do Covid-19

Thủ thuật kiểm tra pin thật hay giả trên iPhone

Samsung đã khắc phục lỗi Galaxy Fold