Chân dung người đàn ông 51 tuổi đi học Đại học

06/12/2014 13:36

Ông Dương Viết Xuân, 51 tuổi hiện đang là sinh viên năm thứ 2, Hệ chính quy - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế.

 

Theo đó, ông Dương Viết Xuân năm nay đã 51 tuổi và hiện là sinh viên năm thứ hai, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế.

 

Ông Xuân hóm hỉnh tâm sự về lý do đi học khi đã lớn tuổi: “Nguyên nhân để tôi đi học Đại học trước hết là vì món nợ cách đây 30 năm tôi cần phải trả.Vì cách đây 30 năm, tôi thi không đậu Đại học. Cái thứ hai nữa là tôi đam mê đi học. Cho đến bây giờ, đi học khiến tôi thấy mình trẻ hóa bởi tiếp xúc với một môi trường toàn sinh viên cả, đương nhiên phải thấy mình trẻ ra, đến nỗi khỏi cần đi thẩm mỹ viện”.

 

 

“Bác sinh viên” Dương Viết Xuân.

 

Bà Nguyễn Thị Loan, vợ ông Dương Viết Xuân chia sẻ: “Học thì có thêm kiến thức, hiểu biết xã hội nhiều hơn để làm việc tốt hơn. Năm ngoái khi ra ngoài người ta hỏi chồng mình làm gì, mình có bảo chồng là sinh viên năm nhất. Giờ đã là năm thứ hai rồi”.

 

Phương pháp học của ông Xuân là sau khi học trên trường về là phải học lại ngay. Bởi một số phần ghi trên lớp có thể ghi tắt, ghi tốc ký, nếu như không khẩn trương khôi phục lại là sẽ mất. Ông cho rằng đây là một phương pháp học tập hiệu quả nhưng cũng đòi hỏi sự chăm chỉ và ý thức từ các bạn sinh viên.

 

Có một điều khác biệt nữa là khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, người đàn ông này lại phải khoác lên mình bộ quần áo đồng phục bảo vệ để đi làm, góp phần lo toan cho cuộc sống gia đình. “Điều kiện của tôi là vừa đi học vừa đi làm. Thời gian cũng sít sao nên tôi phải sắp xếp công việc sao cho vừa sức, cẩn thận chứ không lại hỏng cả hai việc”.

 

 

Đêm đến, bác Xuân lại rời xa mái nhà để đi làm lo toan cho gia đình.

 

Ngày đi học ở trường, đêm lại lầm lũi một mình rời xa mái ấm bé nhỏ kiếm kế sinh nhai nhưng điều này không làm ông nản chí, bởi trong đêm dài thanh vắng, những cuốn sách về lịch sử lại là người bạn gắn bó đầy đam mê của ông.

 

“Sau khi kiểm tra và bàn giao ca trực sau khoảng 10 – 15 phút, tôi phải đi lại kiểm tra, tuần tra một vòng và cứ như vậy trong suốt cả đêm. Tôi đã xác định sống với đam mê của mình, coi như đó là môi trường sống mà mình ưa thích thôi. Vấn đề đi học luôn được tôi đặt làm nhiệm vụ chủ yếu, công việc đồng thời phải xen kẽ để đảm bảo trọn vẹn cả hai bên, cho cơ quan khỏi trách cứ. Bản thân tôi được vào học môi trường Đại học đã là một niềm vui, được tiếp xúc với những người đi tìm kiến thức, mình cũng tìm kiến thức, cái sự hòa đồng, hòa nhập là điều tốt đẹp. Tôi mong lớp trẻ cố gắng học bởi đi học chỉ có lợi chứ không có hại, vừa có lợi cho bản thân, có lợi cho gia đình và có lợi cho cả xã hội, vì thế nên đừng để lãng phí”.

 

Trở về nhà vào lúc 6h sáng, lùa vội bát cơm người vợ nấu sẵn, ông lại lên giảng đường tiếp tục cặm cụi với con chữ, với kiến thức để khi những người tò mò hỏi vì sao già rồi mà còn đi học, ông chỉ giản dị cười rằng: “Đam mê với tôi chưa bao giờ là quá muộn”.

 

Có thể thấy, câu thành ngữ: Học – Học nữa – Học mãi chưa bao giờ đúng hơn khi nói về câu chuyện của “bác sinh viên” Dương Viết Xuân. Đây chắc chắn là một hình mẫu đàn ông mẫu mực của gia đình vừa lo toan cho công việc vừa sống hết mình với đam mê con chữ.

 

An Nguyên - Skcs.vn (Theo VTV3)

Các tin khác

Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025

Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường

Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10

Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm

Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội

Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM

Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19

Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương

Quản lý và xử lý chất thải rắn

Đoàn Thị Hương đã được trả tự do, chuẩn bị về nước