Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 8 có đáp án: Tiết kiệm (Phần 2)

06/04/2022 11:19

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 8 có đáp án chính xác nhất, Tiết kiệm Phần 2

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 8 có đáp án: Tiết kiệm (Phần 2)

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Tiết kiệm được hiểu là: biết sách sử dụng hợp lí, đúng mức

A. Của cải vật chất của bản thân.

B. Của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

C. Thời gian và công sức của bản thân.

D. Thời gian của bản thân và người khác.

Đáp án cần chọn là: B vì tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Câu 2: Đâu là biểu hiện của tiết kiệm?

A. Sắp xếp thời gian học tập và làm việc một cách khoa học.

B. Tắt các thiết bị điện, khóa vòi nước khi không sử dụng.

C. Biết chi tiêu hợp lý.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án cần chọn là: D vì biểu hiện của tiết kiệm là:

+ Tắt các thiết bị điện, khóa vòi nước khi không sử dụng.

+ Biết chi tiêu hợp lý.

+ Sắp xếp thời gian học tập và làm việc một cách khoa học.

Câu 3: Người tiết kiệm là người như thế nào?

A. Mua nhiều váy áo đẹp, hiện đại để trưng diện, sống ảo.

B. Có lối sống ích kỉ, tích cách keo kiệt, bủn xỉn.

C. Mua bất cứ thứ gì mình thích dù không sử dụng đến.

D. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.

Đáp án cần chọn là: D vì người tiết kiệm là người biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính tiết kiệm?

A. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

B. Bảo quản đồ dùng học tập, sách vở.

C. Xé sách vở để gấp máy bay giấy.

D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Đáp án cần chọn là: C vì hành động: xé sách vở để gấp máy bay giấy thể hiện sự lãng phí, không phải là tiết kiệm.

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 1: Câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh về đức tính gì ở con người?

A. Siêng năng, chăm chỉ.

B. Tiết kiệm.

C. Thương yêu con người.

D. Kiên trì.

Đáp án cần chọn là: B vì câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” có nghĩa là: buôn to bán lớn cũng không bằng bớt sự ăn tiêu. Nếu ăn tiêu hoang phí, xa xỉ quá thì buôn to bán lớn đến mấy cũng không thể làm giàu. Đại ý khuyên người ta nên tiết kiệm.

Câu 2: Trái nghĩa với tiết kiệm là

A. Ích kỉ.

B. Kẹt sỉ.

C. Bủn xỉn.

D. Lãng phí.

Đáp án cần chọn là: D vì trái nghĩa với tiết kiệm là lãng phí, ngoài ra, còn có một số từ trái nghĩa với tiết kiệm là:  xa hoa, phung phí…

Câu 3: H được ông nội thưởng 50 ngàn đồng vì chăm ngoan, học giỏi, thay vì lấy tiền mua đồ chơi thì H lại cho tiền vào lợn đất để đầu năm học sau mua sách vở. Việc làm của H thể hiện đức tính gì?

A. Tiết kiệm.

B. Bủn xỉn.

C. Phung phí.

D. Hà tiện.

Đáp án cần chọn là: A vì việc làm của H thể hiện H là người biết tiết kiệm. H không dùng tiền thưởng của ông để mua đồ chơi, mà tiết kiệm (cho tiền vào lợn đất) để sau này mua sách vở phục vụ việc học tập cần thiết.

Câu 4: Để tiết kiệm điện, chúng ta có thể áp dụng cách nào dưới đây?

A. Bật điều hòa ngay cả khi ra khỏi nhà.

B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

C. Không tắt điện khi ra khỏi nhà.

D. Bật tivi sau đó bỏ ra ngoài chơi.

Đáp án cần chọn là: B vì hành động thể hiện sự tiết kiêm điện là: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Năm học vừa rồi, K đạt giải nhất kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp thành phố. Bố mẹ K rất vui và tự hào nên quyết định tổ chức liên hoan thật to để mời họ hàng đến chung vui. K khuyên bố mẹ không nên tổ chức liên hoan linh đình và tâm sự rằng: Bản thân mới chỉ đạt được một thành tích nhỏ, K vẫn cần cố gắng, nỗ lực học tập nhiều hơn. Tuy nhiên, bố mẹ K không đồng ý với góp ý của K, bố mẹ vẫn quyết định tới nhà bác Q vay tiền để tổ chức 20 bàn tiệc.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã thể hiện đức tính tiết kiệm?

A. Bác Q.

B. Bố mẹ K.

C. Bạn K.

D. Bố mẹ K và K.

Đáp án cần chọn là: C vì trong tình huống trên, bạn K đã biết tiết kiệm (bạn không muốn bố mẹ tổ chức liên hoan linh đình).

Câu 2: Em đồng ý với hành động tiết kiệm nào dưới đây?

A. D thường bật điều hòa, tivi suốt ngày, ngay cả khi ra sân chơi với các bạn.

B. Q rủ T ra quán chơi điện tử tiêu hết cả số tiền mẹ mới cho để mua sách.

C. Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, L và mọi người chỉ lấy vừa đủ thức ăn.

D. K đòi bố mẹ mua điện thoại xịn chỉ để chụp ảnh sống ảo trên Facebook.

Đáp án cần chọn là: C vì

- Khi ăn tự chọn ở nhà hàng L chỉ lấy vừa đủ thức ăn thể hiện tính tiết kiệm thức ăn, tránh lãng phí.

- Em không đồng ý với các nhân vật trong đáp án A, B. D, vì:

+ Việc D bật điều hòa, tivi cả ngày ngay cả khi ra sân chơi thể hiện lãng phí điện.

+ Hành động của Q và T thể hiện không tiết kiệm tiền; chi tiêu tiền không đúng mục đích.

+ K đòi mua điện thoại xịn với mục đích để sống ảo trên Facebook đây không phải là mục đích đúng đắn, thể hiện không biết tiết kiệm tiền.

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 9 có đáp án: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 1)

Tổng hợp câu trắc nghiệm GDCC lớp 6 có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật