Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 7 có đáp án: Ứng phó với tình huống nguy hiểm (Phần 2)
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 7 có đáp án chính xác nhất, Ứng phó với tình huống nguy hiểm Phần 2
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 7 có đáp án: Ứng phó với tình huống nguy hiểm (Phần 2)
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về khái niệm “tình huống nguy hiểm”?
A. Có thể gây nên những thiệt hại vật chất cho cộng đồng xã hội.
B. Là những sự việc bất ngờ xảy ra.
C. Có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người.
D. Là những sự việc diễn ra theo kế hoạch, có chủ đích của con người.
Đáp án cần chọn là: D vì tình huống nguy hiểm là: những sự việc bất ngờ xảy ra; có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Câu 2: Tình huống nào dưới đây là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?
A. Lũ lụt.
B. Bạo lực gia đình.
C. Xâm hại tình dục.
D. Trộm cắp.
Đáp án cần chọn là: A vì
- Lũ lụt là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên.
- Trộm cắp, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục là tình huống nguy hiểm từ con người.
Câu 3: Số điện thoại 113 là số điện thoại khẩn cấp của cơ quan, tổ chức nào?
A. Cấp cứu y tế.
B.Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em
C. Công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự.
D. Cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Đáp án cần chọn là:C vì số điện thoại 113 là số gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự
Câu 4: Số điện thoại 115 là số điện thoại khẩn cấp của cơ quan, tổ chức nào?
A. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em
B. Gọi cấp cứu y tế
C. Gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
D. Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự
Đáp án cần chọn là: B vì Số điện thoại 115 để gọi cấp cứu y tế
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Khi gặp mưa dông, lốc, sét, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?
A. Nếu đang đi ngoài đường, cần thanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.
B. Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.
C. Tắt thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…).
D. Nếu đang đi ngoài đường, hãy nhanh chóng tìm tới các gốc cây to để trú ẩn.
Đáp án cần chọn là: D vì khi trời giông lốc, sấm xét, chúng ta không nên đứng trú dưới những gốc cây to, mà nên nhanh chóng tìm tới những nơi trú ẩn an toàn như: nhà… Vì: Khi trời mưa giông có kèm theo sét; sét sẽ thường đánh vào những vật cao. Do đó, cây cao dễ bị sét đánh trúng hơn những vật thấp, cây càng cao thì xác suất bị sét đánh càng lớn.
Câu 2: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?
A. Chủ động chuẩn bị phòng chống (đèn phin, thực phẩm…).
B. Thường xuyên xem dự báo thời tiết.
C. Nhanh chóng bơi qua sông, suối để di chuyển tới nơi an toàn.
D. Gọi số 112 khi cần trợ giúp tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc.
Đáp án cần chọn là: C vì khi có lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta không nên bơi lội. đi qua sông, suối vì rất dễ bị nước lũ cuốn trôi, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 3: Bạn học sinh trong bức tranh sau đây có nguy cơ phải đổi mặt với tình huống nguy hiểm nào?
A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bắt cóc.
D. Cướp giật tài sản.
Đáp án cần chọn là: C vì Bạn học sinh trong bức tranh có nguy cơ phải đối mặt với tình huống bắt cóc (một người phụ nữ lạ mặt, giới thiệu là bạn của mẹ bạn học sinh để đến đón bạn học sinh).
Câu 4. Tình huống nguy hiểm nào được mô tả trong bức tranh dưới đây?
A. Bạo lực gia đình.
B. Bạo lực học đường.
C. Cướp giật tài sản.
D. Bắt cóc.
Đáp án cần chọn là: B vì bức tranh trên mô tả tình huống nguy hiểm: bạo lực học đường.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Nhà ông K bị trộm đột nhập, lấy đi nhều tài sản, nhưng ông K không dám báo công an
B. L lên xe của một người đàn ông lạ mặt khi ông ấy đề nghị đưa L về nhà.
C. Khi bị người đàn ông lạ mặt chạm vào vùng nhạy cảm, B sợ hãi, không dám nói với ai.
D. Khi phát hiện có hỏa hoạn, A nhanh chóng thông báo cho mọi người và gọi số 114.
Đáp án cần chọn là: D vì Bạn A đã biết ứng phó với tình huống cháy nổ, hỏa hoạn (khi phát hiện xảy ra hỏa hoạn, bạn A đã nhanh chóng thông báo cho mọi người để mọi người di chuyển đến nơi an toàn; đồng thời, bạn đã gọi tới số điện thoại khẩn cấp là 114).
Câu 2: Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
A. Đang có mưa lớn, B rủ các bạn cùng lớp ra sân trường tắm mưa.
B. P khuyên các bạn không bơi lội trên sông suối khi có lũ quét, lũ ống.
C. L vẫn thản nhiên sử dụng các thiết bị điện tử khi ngoài trời mưa giông, lốc,sét.
D. Dù dự báo sắp có mưa bão lớn, gia đình ông B vẫn cho thuyền ra khơi đánh cá.
Đáp án cần chọn là: B vì Bạn P đã biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm xảy ra dõ lũ quét, lũ ống (khi có lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta không nên bơi lội. đi qua sông, suối vì rất dễ bị nước lũ cuốn trôi, gây nguy hiểm đến tính mạng).
Phần tiếp theo:
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 8 có đáp án: Tiết kiệm (Phần 1)
Tổng hợp câu trắc nghiệm GDCC lớp 6 có đáp án
Suckhoecuocsong.vn