Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 5 có đáp án: Tự lập

30/07/2022 17:46

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 5 có đáp án chính xác nhất, Tự lập

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 5 có đáp án: Tự lập

I. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là

A. tự chủ.

B. tự tin.

C. tự kỉ.

D. tự lập.

=> Đáp án là: D vì Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là tự lập.

Câu 2: Tự lập là

A. tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

B. ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình.

C. đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi.

D. dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

Đáp án là: A vì tự lập là tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

Câu 3: Tự lập là

A. tự làm việc.

B. ỷ lại vào người khác.

C. đợi sắp xếp mới làm.

D. dựa vào người khác.

Đáp án là: A vì tự lập là tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.

Câu 4:  Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

B. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

C. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

D. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

Đáp án là: A vì một trong những biểu hiện của tính tự lập là dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…

Câu 5:  Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Sự tự tin.

B. Nói nhiều.

C. Thích thể hiện.

D. Nhút nhát.

Đáp án là: A vì một trong những biểu hiện của tính tự lập đó là sự tự tin,…

Câu 6: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

B. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

C. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

D. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

Đáp án là: A vì một trong những biểu hiện của tính tự lập là dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…

Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

B. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

C. Có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

D. Cả A, B, C.

Đáp án là: D vì biểu hiện của tính tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…

Câu 8: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

A. Trưởng thành hơn.

B. Thành công trong cuộc sống.

C. Mọi người tôn trọng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án là: D vì Người có tính tự lập họ sẽ thành công trong cuộc sống, mọi người kính trọng, trưởng thành hơn…

Câu 9: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.

B. có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

C. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

D. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

Đáp án là: B vì một trong những biểu hiện của tính tự lập là dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí nổ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…

Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.

B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.

C. luôn phụ thuộc vào bố mẹ và người thân trong gia đình.

D. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

Đáp án là: B vì một trong những biểu hiện của tính tự lập là sự tự tin và bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn…

II. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Đối lập với tự lập là

A. tự chủ.

B. tự tin.

C. ích kỉ.

D. ỷ lại.

Đáp án là: D vì đối lập với tự lập là ỷ lại.

Câu 2: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là gì?

A. Trung thành.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là tự lập

Câu 3: Biểu hiện của tự lập là gì?

A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.

B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

C. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc

D. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra.

Đáp án là: B vì biểu hiện của tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý trí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.

Câu 4: Câu tục ngữ: “Hữu thân hữu khổ” nói đến điều gì?

A. Trung thực.

B. Đoàn kết.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Hữu thân hữu khổ” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên nói rằng con người cần phải tự chủ độc lập, chịu đựng, vượt qua những thử thách khó khăn để có được những kết quả tốt đẹp. Nếu có được sự tự lập thì con người sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách và đạt được những kết quả tốt đẹp về tinh thần cũng như về vật chất.

Câu 5: Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?

A. Trung thực.

B. Đoàn kết.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên nói về quy luật cuộc sống, chúng ta thành công hay thất bại ấy là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng câu tục ngữ nhấn mạnh rằng bên ngoài sự tác động của yếu tố bên ngoài thì chúng ta cần phải biết nguyên nhân chủ yếu chính giúp chúng ta thành công là do chính bản thân chúng ta đã không ngừng nổ lực phấn đấu.

Câu 6: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

B. Làm những việc vừa sức với mình.

C. Chủ động học hỏi những điều không biết.

D. Cả A, B, C.

Đáp án là: D vì để học cách tự lập theo em cần phải làm rất nhiều việc như: Làm những việc vừa sức với mình; Chủ động học hỏi những điều không biết; Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

Câu 7: Câu tục ngữ: “Thân tự lập thân” nói đến điều gì?

A. Trung thực.

B. Đoàn kết.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Thân tự lập thân” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên nói về tự rèn luyện bản thân từ bên trong cả nhân cách lẫn tư tưởng… Không chờ đợi, không xao động từ các tác nhân bên ngoài, phải luôn tự chủ được bản thân.

Câu 8: Câu tục ngữ: “Có thân thì lo” nói đến điều gì?

A. Tự lập.

B. Đoàn kết.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Đáp án là: A vì câu tục ngữ: “Có thân thì lo” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên ý nói phải biết tự lo cho bản thân mình, thân là của mình không dựa dẫm vào ai. Đối với người trưởng thành phải biết tự lập, không dựa dẫm vào gia đình…

Câu 9: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Tự lập.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực

Đáp án là: B vì câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên ý nói: chẳng có ai giúp đỡ hoàn toàn cho mình trong việc gì cả, nếu giúp cũng chỉ một phần, phải tự mình giải quyết mọi công việc của bản thân, tự lập trong mọi vấn đề.

Câu 10: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.

B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

C. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

D. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.

Đáp án là: B vì hành động L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở là biểu hiện của đức tính tự lập.

Câu 11: Câu tục ngữ: “Đầu người nào tóc người ấy” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Đầu người nào tóc người ấy” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên ý nói: cuộc sống của ai thì phải tự lo, tự quyết định, đừng trông chờ vào người khác giải quyết giúp mình.

Câu 12: Hành động thể hiện tính tự lập là

A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.

B. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.

C. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Đáp án là: D vì hành động thể hiện tính tự lập là tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Câu 13: Câu tục ngữ: “Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo” nói đến điều gì?

A. Trung thực.

B. Đoàn kết.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên ý nói: Hàm ý về tính tự chủ, phải luôn tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong mọi việc, tự quyết định, không hoang man dao động trước khó khăn.

Câu 14: Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên ý nói: Sống và làm việc dựa vào sức lực của mình, không trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác.

Câu 15: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.

B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo

D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn.

Đáp án là: B vì tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn là ý kiến không đúng khi nói về tính tự lập.

Câu 16: Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến điều gì?

A. Trung thực.

B. Đoàn kết.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến nói đến tính tự lập. Câu tục ngữ trên ý nói: Phải biết tự vận động, để có miếng ăn thì phải bỏ công sức ra làm bằng chính đôi tay của mình, không ai mang thức ăn đến dâng sẵn cho ta..

Câu 17: Câu tục ngữ: “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.”

nói đến điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Tự lập.

Đáp án là: D vì câu tục ngữ: “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.” nói đến tính tự lập. Câu ca dao trên nói về sự tự chủ của con người, những người khi tự mình thực hiện, tự mình lập nên những thành tích thì mới đáng quý, thì mới đáng trân trọng. chúng ta tự làm nên được những thành tích, tự vượt qua những khó khăn gian khổ thì ấy mới là do chính mình, ấy mới là sống tự lập.

Câu 18: Hành động thể hiện tính tự lập là

        A. tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.

        B. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.

        C. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

        D. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.

Đáp án là: A vì hành động thể hiện tính tự lập là tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.

Câu 19: Câu tục ngữ: “Có khó mới có miếng ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho” nói đến điều gì?

A. Trung thực.

B. Đoàn kết.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu tục ngữ: “Có khó mới có miếng ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho” nói đến tính tự lập. Câu ca dao trên nói về người tự lập luôn tự mình vượt qua những khó khăn, gian khổ, trong cuộc sống. luôn có những thử thách, những trải nghiệm để chúng ta có những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Câu 20: Câu thơ: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” nói đến điều gì?

A. Trung thực.

B. Đoàn kết.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Đáp án là: C vì câu thơ: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” nói đến tính tự lập. Câu thơ trên nói về người tự lập luôn tự dựa vào sức lao động chân chính của mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 21: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

A. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.

B. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.

C. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.

Đáp án là: D vì chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa là ý kiến không đúng khi nói về tính tự lập.

Câu 22: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác.

B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ.

C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập.

D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua gian khổ.

Đáp án là: B vì tính tự lập chỉ cần thiết đối với những trẻ em không còn cha mẹ là ý kiến không đúng khi nói về tính tự lập.

Câu 23: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Há miệng chờ sung.

C. Qua cầu rút ván.

D. Ăn quả nào rào quả nấy.

Đáp án là: A vì câu tục ngữ:  Có công mài sắt có ngày nên kim thể hiện tính tự lập.

Câu 24: Hoạt động nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.

B. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.

C. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.

D. Cả A, B, C.

Đáp án là: D vì có rất nhiều hoạt động thể hiện tính tự lập như: Đi học đúng giờ; Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ; Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập…

Câu 25: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

A. Đầu người nào tóc người ấy.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Muốn ăn phải lăn vào bếp.

D. Há miệng chờ sung.

Đáp án là: D vì câu tục ngữ: Há miệng chờ sung không thể hiện tính tự lập. Câu nói có nghĩa là một người nào đó luôn dựa dẫm, ỷ lại trông chờ vào người khác…

Câu 26: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.

D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.

Đáp án là: A vì Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở là hành vi biểu hiện của đức tính tự lập.

Câu 27: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.

B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.

C. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.

D. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.

Đáp án là: B vì K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè là hành động không thể hiện có tính tự lập.

Câu 28: Hành động nào dưới đây không thể hiện có tính tự lập?

A. Tự mình đi xe đạp đến trường.

B. Nghiêm túc làm bài kiểm tra.

C. Khi thi trao đổi đáp án với bạn.

D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Đáp án là: C vì hành động khi thi trao đổi đáp án với bạn không thể hiện có tính tự lập.

Câu 29: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

A. Thân tự lập thân.

B. Đầu người nào tóc người ấy.

C. Tự lực cánh sinh.

D. Ăn cháo đá bát.

Đáp án là: D vì câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát không thể hiện tính tự lập. Câu nói có nghĩa là một người khi khó khăn, hoạn nạn được người ta giúp đỡ nhưng lại vô ơn, thậm chí có những hành động không tốt với người đã giúp đỡ mình …

Câu 30: Hành động nào dưới đây thể hiện có tính tự lập?

A. Bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài.

B. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra.

C. Khi mẹ giao mới làm việc nhà.

D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.

Đáp án là: D vì hành động đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao thể hiện có tính tự lập.

III. Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?

A. T là người tự lập.

B. T là người ỷ lại.

C. T là người tự tin.

D. T là người tự ti.

Đáp án là: B vì ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện T là người ỷ lại.

Câu 2: L luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Việc làm đó của L thể hiện đức tính nào dưới đây?

A. Tự lập.

B. Tự tin.

C. Tự ti.

D. Ỷ lại.

Đáp án là: A vì L luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Việc làm đó của L thể hiện L là người tự lập.

Câu 3: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự do.

C. Tự tin.

D. Khiêm tốn.

Đáp án là: A vi câu chuyện của Nick nói lên đức tính tự lập.

Câu 4: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?

A. H là người tự lập.

B. H là người tự tin.

C. H là người tự ti.

D. H là người ỷ lại.

Đáp án là: A vì mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện H là người tự lập.

Câu 5: Khi làm bài tập cô giáo giao về nhà, đến bài Toán khó G không chịu suy nghĩ liền lấy ngay sách hướng dẫn giải bài tập ra chép. Việc làm này của G chưa thể hiện đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự tin.

C. Khiêm tốn.

D. Tự do.

Đáp án là: A vì khi làm bài tập cô giáo giao về nhà, đến bài Toán khó G không chịu suy nghĩ liền lấy ngay sách hướng dẫn giải bài tập ra chép. Việc làm này của G chưa thể hiện đức tính tự lập.

Câu 6: X suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc X thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, X thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Việc làm này của X thiếu đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự do.

C. Tự tin.

D. Khiêm tốn.

Đáp án là: A vì X suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc X thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, X thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Việc làm này của X thiếu đức tính tự lập.

Câu 7: Bạn A học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Bạn A là người ỷ lại.

B. Bạn A là người ích kỷ.

C. Bạn A là người tự lập.

D. Bạn A là người vô trách nhiệm.

Đáp án là: A vì Bạn A học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện bạn A là người ỷ lại vào bố mẹ.

Câu 8: Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng S không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn. Việc làm này của S chưa thể hiện đức tính gì sau đây?

A. Tự lập.

B. Tự tin.

C. Khiêm tốn.

D. Tự do.

Đáp án là: A vì cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng S không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn. Việc làm này của S chưa thể hiện đức tính tự lập.

Câu 9: K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Vì thế kết quả học tập của K rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Việc làm này của K thể hiện bạn là người như thế nào?

A. Bạn K là người ỷ lại.

B. Bạn K là người tự lập.

C. Bạn K là người ích kỷ.

D. Bạn K là người tự tin.

Đáp án là: A vì K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi” ... Vì thế kết quả học tập của K rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Việc làm này của K thể hiện bạn là người ỷ lại.

Câu 10: Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác?

A. Bác là người vĩ đại.

B. Bác là người tự lập.

C. Bác là người khiêm tốn.

D. Bác là một anh hùng.

Đáp án là: B vì Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này thể hiện Bác là người tự lập.

Phần tiếp theo:

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 5 có đáp án: tự lập (Phần 2)

Tổng hợp câu trắc nghiệm GDCC lớp 6 có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật