Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 10 có đáp án: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Phần 2)
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 10 có đáp án chính xác nhất, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Phần 2
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 10 có đáp án: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Phần 2)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”?
A. Những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ.
B. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng.
C. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
D. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp.
Đáp án cần chọn là: D vì quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
B. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đáp án cần chọn là: C vì quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quốc pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm thuộc nhón quyền dân sự.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam?
A. Quyền tự do đi lại và cư trú.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
D. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
Đáp án cần chọn là: A vì:
- Quyền tự do đi lại và cư trú thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.
- Quyền được đảm bảo an sinh xã hội thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.
- Quyền tự do kinh doanh thuộc nhóm quyền về kinh tế.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí thuộc nhóm quyền chính trị.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?
A. Quyền tự do đi lại và cư trú.
B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
D. Quyền tự do kinh doanh.
Đáp án cần chọn là: B vì
- Quyền tự do đi lại và cư trú thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.
- Quyền được đảm bảo an sinh xã hội thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.
- Quyền tự do kinh doanh thuộc nhóm quyền về kinh tế.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí thuộc nhóm quyền chính trị.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam?
A. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
B. Quyền tự do đi lại và cư trú.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Đáp án cần chọn là: C vì
- Quyền tự do đi lại và cư trú thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.
- Quyền được đảm bảo an sinh xã hội thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.
- Quyền tự do kinh doanh thuộc nhóm quyền về kinh tế.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí thuộc nhóm quyền chính trị.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền chính trị của công dân Việt Nam?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền tự do đi lại và cư trú.
C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Đáp án cần chọn là: D vì
- Quyền tự do đi lại và cư trú thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.
- Quyền được đảm bảo an sinh xã hội thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.
- Quyền tự do kinh doanh thuộc nhóm quyền về kinh tế.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí thuộc nhóm quyền chính trị.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Người dân trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện quyền cơ bản nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
C. Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.
D. Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở…
Đáp án cần chọn là: A vì Người dân trong bức hình trên đang thực hiện bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp => họ đang thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước.
Câu 2. Người dân trong bức ảnh sau đang thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào?
B. Nộp thuế.
A. Bảo vệ môi trường.
C. Nghĩa vụ quân sự.
D. Học tập.
Đáp án cần chọn là: C vì người dân trong bức ảnh sau đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vi phạm pháp luật?
Trường hợp 1. Tàng trữ và buôn bán ma túy.
Trường hợp 2. Người dân tham ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Trường hợp 3. Trốn thuế.
A. Trường họp 1, 2.
B. Trường hợp 2, 3.
C. Trường hợp 1, 3.
D. Cả 3 trường hợp.
Đáp án cần chọn là: C
- Trường hợp 1 đã vi phạm pháp luật, vì: ma túy là chất gây nghiện, bị cấm sử dụng, buôn bán, tàng trữ (pháp luật Việt Nam quy định: công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm).
- Trường hợp 3 đã vi pháp pháp luật, vì nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Nhà hàng xóm của L đi vắng nên đã nhờ L nhận thư hộ. Do quá tò mò nên L đã tự ý mở thư ra xem. Việc làm của L đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền tự do đi lại và cư trú.
C. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại
Đáp án cần chọn là: D vì việc làm của L đã vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại.
Câu 2: Đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi: Giờ ra chơi, H phát hiện mình bị mất tiền. Do nghi ngờ Q (bạn cùng bàn với H) ăn cắm, nên H đã lao vào đánh Q, khiến Q bị thương. Việc làm của H đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền tự do đi lại và cư trú.
C. Quyền được tự do kinh doanh.
D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
Đáp án cần chọn là: A vì việc làm của H đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (do nghi ngờ Q nên H đã đánh Q, khiến Q bị thương).
Phần tiếp:
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 11 có đáp án: Quyền cơ bản của trẻ em
Tổng hợp câu trắc nghiệm GDCC lớp 6 có đáp án
Suckhoecuocsong.vn