Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 1 có đáp án: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ (Phần 2)

28/03/2022 16:11

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 1 có đáp án chính xác nhất, Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ Phần 2

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 1 có đáp án: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ (Phần 2)

Câu hỏi nhận biết 

Câu 1: Truyền thống của gia đình, dòng họ được hiểu là

A. Những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ tạo ra, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

B. Khối tài sản vật chất mà gia đình, dòng họ tích lũy được qua nhiều năm.

C. Những di vật, cổ vật mà dòng họ lưu truyền được qua nhiều năm.

D. Những đức tính tốt đẹp của con người, như: trung thực, dũng cảm….

Đáp án cần chọn là: A vì truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình,dòng họ đã tạo ra, cần được giữ gìn và phát huy qua những thế hệ.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây một trong những là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam?

A. Tục tảo hôn.

B. Tinh thần yêu nước.

C. Mê tín, di đoạn.

D. Tổ chức đám hiếu/ hỉ linh đình.

Đáp án cần chọn là: B vì một trong những là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam: yêu nước.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam?

A. Cần cù lao động.

B. Giữ nghề truyền thống.

C. Hiếu thảo.

D. Mê tín, di đoạn.

Đáp án cần chọn là:D vì một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam, là: yêu nước, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống.

Câu 4: Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm

A. Kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.

B. Tình yêu thương, đoàn kết với cộng đồng.

C. Nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội.

D. Nhiều tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân.

Đáp án cần chọn là: A vì hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc.

Câu hỏi thông hiểu: 

Câu 1: Trong bài hát Lá cờ, nhạc sĩ Tạ Quang Thắng đã viết: “Chuyện của cha tôi, là những giấc mơ dang dở, là xếp bút nghiên chiến đấu, vì một màu cờ đỏ tươi thấm máu bao người”. Theo em, lời bài hát đó đề cập đến truyền thống tốt đẹp nào của gia đình Việt Nam? 

A. Hiếu học. 

B. Yêu nước.

C. Giữ nghề truyền thống. 

D. Lao động cần cù.

Đáp án cần chọn là: B vì trích đoạn trong bài hát Lá cờ của nhạc sĩ Tạ Quang Thắng nói về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Câu 2: Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam?

A. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

C. Mưa tháng bảy, gãy cành trám/ Mưa tháng tám, rám trái bưởi…

D. Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

Đáp án cần chọn là: A vìcâu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn đã phản ánh truyền thống yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Câu ca dao đã nói lên rằng con người Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn yêu thương và giúp đỡ nhau- đó là một truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy. 

Câu 3: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Đã nhiều đời nay, các thành viên trong dòng họ nhà A đều đạt được thành tích cao trong học tập, chú của A hiện đang học lên Thạc sĩ, bố A hiện đã được nhà nước phong hàm Giáo sư.

Theo em, dòng họ nhà A có truyền thống tốt đẹp nào?

A. Yêu thương con người

B. Lao động cần cù 

C. Hiếu học 

D. Giữ nghề truyền thống.

Đáp án cần chọn là: C  vì dòng họ nhà A có truyền thống tốt đẹp là hiếu học, gia đình và họ hàng của  A đều cố gắng học tập, trau dồi, đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Chú của A đang học lên Thạc sĩ, bố của A là Giáo sư… rạng danh và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ

Câu 4. Nghề truyền thống nào được đề cập đến trong câu đố sau đây:

“Thình thịch tiếng chày,

Bay bay hương nếp

Xanh xanh hạt dẹp

Quà đẹp làng Vòng?”

A. Nghề làm Cốm ở làng Vòng (Hà Nội).

B. Nghề làm kẹo chè lam ở Đường Lâm (Sơn Tây).

C. Nghề làm nón lá ở Ngọc Mỹ (Quốc Oai).

D. Nghề làm gốm ở Bát Tràng (Hà Nội).

Đáp án cần chọn là: A vì câu đố dân gian trên phản ánh về nghề làm Cốm ở làng Vòng (Hà Nội).

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Tuổi thơ của hai chị em A và Q đã gắn bó với những câu hát cải lương vì bà và mẹ của 2 bạn đều là những nghệ sĩ hát cải lương nổi tiếng. Từ nhỏ, A và Q đã bập bẹ hát theo mẹ và bà. 

Nhưng khi lớn lên, nghe các bạn cười chê rằng: hiện nay không ai hứng thú với nhạc cải lương nữa, A đã dao động, trở nên ghét bỏ dòng nhạc cải lương. Trong khi Q vẫn đam mê, ngày ngày luyện tập hát cải lương và hào hứng mỗi khi giới thiệu về dòng nhạc này tới mọi người xung quanh.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã biết trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình?

A. Bạn A.

B. Bạn Q.

C. Cả 2 bạn A và Q.

D. Không có bạn nào.

Đáp án cần chọn là: B vì trong tình huống trên, bạn Q đã biết trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình (Q vẫn đam mê, ngày ngày luyện tập hát cải lương và hào hứng mỗi khi giới thiệu về dòng nhạc này tới mọi người xung quanh).

Câu 2: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 

K và H sinh ra, lớn lên ở vùng đất Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).  Miền quê của các bạn có nghề truyền thống là làm kẹo chè lam. Sau khi học bài “Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”, cô giáo yêu cầu học sinh về nhà viết một đoạn giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. K băn khoăn, không biết phải viết gì vì theo K, gia đình, dòng họ, quê hương mình không có truyền thống tốt đẹp nào, nghề làm kẹo chè lam thì chẳng có gì đáng tự hào để khoe. Trái lại, H rất hào hứng viết về quy trình sản xuất kẹo chè lam để giới thiệu với các bạn trong lớp.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã biết trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình?

A. Bạn K.

B. Bạn H.

C. Cả 2 bạn K và H.

D. Không có bạn nào.

Đáp án cần chọn là: B vì trong tình huống trên, bạn H đã biết trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình (H rất hào hứng viết về quy trình sản xuất kẹo chè lam để giới thiệu với các bạn trong lớp).

- Bạn K chưa biết trân trọng gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình, vì K cho rằng: nghề làm kẹo chè lam chẳng có gì đáng để tự hào.

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 2 có đáp án: Yêu thương con người

Tổng hợp câu trắc nghiệm GDCC lớp 6 có đáp án

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật