Bến xe Lương Yên ngừng hoạt động từ ngày 27/7
27/7 bến xe Lương Yên sẽ ngừng hoạt động
Sau một thời gian thông báo bến xe Lương Yên sẽ ngừng hoạt động, theo đúng lộ trình, chiều 26/7 khi giao ban với các cơ quan truyền thông, Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội cho biết từ ngày 27/7 bến xe Lương Yên sẽ ngừng hoạt động. Qua đó, hơn 300 xe khách của 52 doanh nghiệp vận tải được điều chuyển từ bến xe Lương Yên về bến xe Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa.
Thông báo việc ngừng hoạt động đối với bến xe Lương Yên từ ngày 27/7, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải căn cứ vào kết quả sắp xếp các tuyến khẩn trương liên hệ với các đơn vị khai thác bến xe ký hợp đồng dịch vụ bến xe. Yêu cầu các đơn vị khai thác bến xe khẩn trương ký hợp đồng với các đơn vị kinh doanh vận tải tổ chức hoạt động cho các phương tiện trên bến theo quy định.
Theo đó, ngày 18-7, Sở GTVT đã có văn bản gửi các đơn vị kinh doanh vận tải tại bến xe Lương Yên và các bến xe: Lương Yên, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Gia Lâm. Trong đó, thông báo việc ngừng hoạt động đối với bến xe Lương Yên từ ngày 27-7, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải căn cứ vào kết quả sắp xếp các tuyến khẩn trương liên hệ với các đơn vị khai thác bến xe ký hợp đồng dịch vụ bến xe.
Việc điều chuyển các đơn vị kinh doanh vận tải từ bến xe Lương Yên về các bến như sau:
Bến Gia Lâm: Xe đi các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình. Số đơn vị kinh doanh vận tải gồm 13 đơn vị, với 133 nốt (chuyến/ngày).
Bến Nước Ngầm: Xe đi các tỉnh Bắc Giang, Nam Định, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, TP.HCM, Hải Phòng, Thái Nguyên. Số đơn vị kinh doanh vận tải gồm 34 đơn vị, với 162 nốt (chuyến/ngày).
Bến xe Yên Nghĩa: Xe đi các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lào Cai. Gồm 8 đơn vị khai thác, với 51 nốt (chuyến/ngày).
Về kết quả thực hiện, tính đến 12 giờ ngày hôm nay, 26-7, đã có 36/52 đơn vị đã làm thủ tục và ký hợp đồng dịch vụ với bến xe. Trong đó có 6 đơn vị đã hoạt động kinh doanh vận tải từ ngày 24-7.
Về kết quả thực hiện, tính đến 12h ngày 26/7, đã có 36/52 đơn vị đã làm thủ tục và ký hợp đồng dịch vụ với bến xe. Trong đó có 6 đơn vị đã hoạt động kinh doanh vận tải từ ngày 24/7.
Thông tin về lý do đóng cửa bến xe Lương Yên, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định, theo quyết định của Thủ tướng về quy hoạch về giao thông vận tải đến năm 2030, bến xe Lương Yên không còn nằm trong quy hoạch. Vì vậy, việc ngừng hoạt động tại bến xe này là phù hợp.
Về điều chuyển xe, ông Viện cho biết: "Trước khi di dời các xe từ Lương Yên sang bến khác, chúng tôi đã yêu cầu các doanh nghiệp quản lý bến xe trên địa bàn Hà Nội xác định số xe có thể tiếp nhận được. Từ đó, chúng tôi cho 52 doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động ở Lương Yên từ đăng ký xem hoạt động ở bến xe nào. Đến nay, chúng tôi đã sắp xếp, điều chuyển xe theo đăng ký của doanh nghiệp. Do đó, đến nay cơ bản các doanh nghiệp đều không có ý kiến gì liên quan đến phương án sắp xếp". Ngoài ra, có 1-2 doanh nghiệp đang có ý kiến xin điều chỉnh lộ trình các tuyến và Sở đang xem xét cái gì có thể điều chỉnh được thì điều chỉnh.
Theo ông Viện, để thuận tiện cho người dân, Sở GTVT cũng đã tăng luồng tuyến bến xe buýt đến bến xe Lương Yên, thông báo rộng rãi về việc ngừng hoạt động bến xe Lương Yên. Nếu hành khách đến bến cũng có đủ tuyến xe buýt di chuyển ra các bến khác.
Thông tin với báo chí về tình trạng các bến xe quá tải, ông Viện thừa nhận việc các bến xe hiện nay đang quá tải. "Theo định hướng về hướng tuyến không đảm bảo, vẫn thiếu thì trong quy hoạch, cũng chỉ ra là trong thời gian trung hạn phải nghiên cứu, đầu tư thêm 5 bến xe nữa. Vừa rồi trong công tác kêu gọi xã hội hóa đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, sẽ có 5 bến xe đầu tư trong giai đoạn tới gồm: Bến xe Vân Trì, Yên Sở, Xuân Phương, Cổ Bi và Sơn Tây". Đặc biệt, để giảm bớt áp lực giao thông cho nội đô, Sở GTVT đang phải tính toán, sắp xếp lại phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh, hạn chế cho đi xuyên tâm qua nội thành Hà Nội.
Tổng hợp