10 vật dụng không thể thiếu trên xe ô tô

25/04/2015 09:19

Cùng Skcs.vn tìm hiểu những vật dụng nào nhất định không thể thiếu trên ô tô của bạn để bạn có thể luôn an toàn.

 

1. Dây kích ắc quy

 

Là nguồn cấp điện duy nhất cho xe khi động cơ chưa làm việc, ắc-quy yếu đồng nghĩa xe không thể khởi động. Với dây kích, sự hỗ trợ của xe khác và một vài bước đấu nối đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn này.

 

2. Hộp dụng cụ cầm tay

 

Bất cứ ai, dù đó là thợ sửa xe nhiều kinh nghiệm cũng không thể thay bánh chỉ với tay không. Kích và tuýt tháo ốc là hai trong số những dụng cụ quan trọng nhất. Sau khi tháo tấm chắn, tuần tự dùng tuýt nới lỏng các ốc bánh xe. Kích xe ở góc cần thay bánh, dùng tuýt tháo rời ốc, thay bánh dự phòng. Quy trình lắp ngược với lúc tháo. Hãy nhớ rằng, sau khi hạ kích bạn cần siết lại ốc. Khi học lái xe, bạn cũng nên học một vài kỹ năng xử lý sự cố kỹ thuật ví dụ như thay lốp xe chẳng hạn.

 

 

3. Lốp dự phòng

 

Lốp dự phòng không nhất thiết phải dùng lốp mới. Nếu thay đồng bộ cả 4 lốp, hãy giữ lại chiếc tốt nhất làm lốp dự phòng. Luôn giữ thói quen kiểm tra bánh dự phòng cùng với các bánh khác để có thể sử dụng khi cần thiết. Thực tế, thời gian thay bánh dự phòng nhanh hơn nhiều so với gọi và chờ cứu hộ.

 

4. Bơm điện mini

 

Lốp non hơi không những làm giảm khả năng điều khiển xe, tăng nguy cơ tai nạn mà còn làm động cơ tiêu tốn nhiên liệu, giảm tuổi thọ lốp. Bất cứ khi nào thấy xe lắc, lệch lái bạn đều cần kiểm tra áp suất lốp. Bơm hơi điện nhỏ gọn sẽ giúp lốp nhanh chóng lấy lại phong độ.

 

5. Bình cứu hỏa

 

Ôtô nói riêng và các phương tiện giao thông nói chung là nguồn nguy hiểm cao độ bởi nó hội tụ cả tác nhân gây cháy và nguồn cháy. Vật liệu nội thất và đặt biệt là xăng dầu rất dễ bắt lửa. Một đám cháy nhỏ nếu không được xử lý kịp thời sẽ lan toàn xe, thậm chí còn gây nổ. Bình cứu hỏa mini có thể giúp tránh tai ương.

 

 

6. Búa thoát hiểm

 

Kính xe tôi đạt độ bền cao, khó vỡ. Tình huống xe rơi xuống nước, hỏa hoạn, hoặc nước lũ cuốn trôi, nếu người ngồi trong xe không kịp thoát ra ngoài thì nguy cơ tử nạn là điều không tránh khỏi. Búa thoát hiểm có dạng đầu nhỏ, khi dùng lực đập vào kính, ứng suất lớn tập trung phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn.

 

7. Biển cảnh báo nguy hiểm

 

Vào ban ngày, cành cây ven đường có thể là vật cảnh báo nếu phải dừng bất đắc dĩ. Nhưng trong đêm mọi chuyện lại khác, dù xe bật đèn cảnh báo nguy hiểm thì vẫn có nhiều tài xế bỏ qua dấu hiệu này. Cách tốt nhất là sử dụng thiết bị cảnh báo nguy hiểm có đèn đặt cách xe chừng 30 m theo hướng ngược với chiều xe di chuyển. Thiết bị này có tác dụng cảnh báo sớm cho các tài xế khác biết có xe gặp sự cố.

 

8. Dây thừng kéo xe

 

Nếu xe bị sa lầy không quá sâu thì với một sợi dây thừng thật chắc và sự hỗ trợ của một xe khác, bạn có thể thoát nạn nhanh chóng, thay vì phải gọi điện và ngồi chờ cứu hộ.

 

9. Đèn pin

 

Đèn pin cũng là một vận dụng không nên thiếu trong xe. Bạn sẽ cần dùng nó để báo cho các xe khác là có sự xuất hiện của bạn trên đường vào ban đêm. Bạn sẽ cần nó trong các trường hợp chiếu sáng cần sửa chữa, đôi khi bạn cần nó để tự vệ. Có thể mua đèn pin thông thường hoặc chuyên dụng nhưng theo kinh nghiệm bản thân thì nên sắm một con chuyên dụng để độ chiếu sáng tốt, bền.

 

10. Dao

 

Một con dao luôn hữu ích trong mọi trường hợp. Bạn cần nó khi đấu nối hay khi phải cắt bất cứ thứ gì. Nó cũng cần thiết trong một số tình huống nguy hiểm. Hãy đừng quên mang theo nó trong xe nhé.

 

Skcs.vn

Các tin khác

Mẹo chống buồn ngủ khi điều khiển xe máy

Mẹo hay chống buồn ngủ khi lái xe

Điều cần nhớ khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa

Mẹo bóp phanh xe máy tránh bị ngã khi đi trời mưa

Các loại tinh dầu phù hợp để trên xe ô tô, khử mùi hiệu quả

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn