Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 4 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Roma (ôn tập)

4/26/2022 4:39:00 PM
Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 4 có đáp án chính xác: Các quốc gia cổ đại phương tây - Hi lạp và Roma (ôn tập)

 

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bài 4 có đáp án: Các quốc gia cổ đại phương tây - Hi lạp và Roma (ôn tập)

Câu 1: Phần lớn nhu cầu lương thực cho cư dân trong vùng Địa Trung Hải thời kì cổ đại đều là

A. Mua từ Ai Cập và Tây Á

B. Mua từ Ấn Độ, Trung Quốc

C. Mua từ vùng Đông Âu

D. Sản xuất tại chỗ

Đáp án cần chọn là: A vì Cư dân Địa Trung Hải đã phải vất vả khai phá từng mảnh đất, phải lao động khó nhọc mới đảm bảo được một phần lương thực. Phần lớn còn lại các nước này vẫn phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập và Tây Á.

Câu 2: Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng đầu thiên niên kỉ IV TCN

B. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN

C. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN

D. Khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN  

Đáp án cần chọn là: B vì Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt, diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả.

Câu 3: Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải thời kì cổ đại chủ yếu là

A. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

B. Trồng trọt lương thực, thực phẩm

C. Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh

D. Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất

Đáp án cần chọn là: C vì Đất đại ở Địa Trung Hải thuận tiện hơn cho việc trồng các loại cây lưu niên, có giá trị cao như: nho, ô liu, cam, chanh,…

Câu 4: Đất đai Địa Trung Hải thời kì cổ đại chủ yếu là

A. Đất đồi núi, không màu mỡ, khô và rắn.

B. Đất bùn, mềm và ẩm dễ canh tác

C. Đất sét ẩm, có khả năng giữ nước tốt.

D. Đất phù sa màu mỡ.

Đáp án cần chọn là: A vì Phần lớn lãnh thổ vùng Địa Trung Hải là núi và cao nguyên. Đất đai canh tác đã ít lại không màu mỡ lắm, chủ yếu là đất ven đồi khô và rắn.

Câu 5: Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải thời kì cổ đại là

A. Nô lệ

B. Lương thực 

C. Hàng thủ công

D. Sắt

Đáp án cần chọn là: A vì trong xã hội chiếm nô ở vùng Địa Trung Hải, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất. Nhiều nơi như Đê – lốt, Pi-rê trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại

Câu 6: Đê-lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi

A. Có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo

B. Là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại

C. Là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây

D. Là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại

Đáp án cần chọn là: B vì Trong xã hội chiếm nô ở vùng Địa Trung Hải, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất. Nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê, …trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại. => Đê-lốt và Ri-rê trở thành những địa danh nổi tiếng bởi buôn bán nô lệ từ thời cổ đại.

Câu 7: Phần chủ yếu của một thị quốc ở vùng Địa Trung Hải thời kì cổ đại là

A. Một pháo đài cổ kiên cố, xung quanh là vùng dân cư

B. Thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

C. Các lãnh địa

D. Các xưởng thủy công

Đáp án cần chọn là: B vì Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đến thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng => Người ta gọi là thị quốc (thành thị quốc gia).

Câu 8: Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

A. Thị quốc

B. Vương quốc

C. Bang

D. Tiểu quốc

Đáp án cần chọn là: A vì Trong xã hội chiếm nô ở vùng Địa Trung Hải, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất.

Câu 9: Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về

A. Quý tộc

B. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

C. Đại hội công dân

D. Nhà vua

Đáp án cần chọn là: B vì Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt.

Câu 10: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành một …(1)… có vai trò như …(2)…, thay mặt nhân dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm”.

A. (1) Hội đồng 300 người; (2) Nhà nước

B. (1) Hội đồng 5000 người; (2) Chính phủ

C. (1) Hội đồng 50 người; (2) Thủ tướng

D. (1) Hội đồng 500 người; (2) Quốc hội

Đáp án cần chọn là: D vì Trong thị quốc Địa Trung Hải, “Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành một hội đồng 500 người có vai trò như Quốc hội, thay mặt nhân dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm”.

Câu 11: Người Hi Lạp cổ đại đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào?

A. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

B. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất

C. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

D. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

Đáp án cần chọn là: B vì Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như hình quả cầu tròn, nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

Câu 12: Người Rôma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng

A. Có 365 ngày và 12 tháng

B. Có 360 ngày và 11 tháng

C. Có 365 ngày và ¼ ngày, với 12 tháng      

D. Có 366 ngày và 12 tháng

Đáp án cần chọn là: C vì Người Rôma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ nên họ mới định được 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.

Câu 13: Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III, ….) là thành tựu của cư dân

A. Ba Tư

B. Trung Quốc

C. Ấn Độ

D. Hi Lạp - Rôma

Đáp án cần chọn là: D vì Hệ thống chữ cái A, B, C được người Hi Lạp và Rôma sáng tạo ra do nhu cầu từ sự phát triển kinh tế. Ban đầu, hệ chữ này có 20 chữ, sau thêm 6, sau làm thành hệ thống chữ cái hoán chỉnh như ngày nay.

Câu 14: Người Hi Lạp và Rô ma đã có một phát minh và cống hiến lớn cho loài người là

A. Hệ thống chữ cái.

B. Tìm ra lửa.    

C. Phát minh ra thuốc súng.

D. Những hiểu biết về biển.

Đáp án cần chọn là: A vì Sự phát minh ra hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và Rôma cổ đại một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

Câu 15: Hình thức nghệ thuật phổ biến nhất và đươc ưa chuộng tại các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. diễn xướng. 

B. kịch.                          

C. ca trù.

D. múa.                      

Đáp án cần chọn là: B vì Các nhà văn nổi tiếng ở các quốc gia cổ đại phương Đông củ yếu là những biên kịch và các tác phẩm của họ là những kịch bản; bởi vì khi ấy, kịch có kèm theo hát là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất.

Câu 16: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân cổ đại phương Tây là

A. Khu đền tháp

B. Thành Ba-bi-lon.

C. Kim tự tháp.

D. Thần vệ nữ Mi-lô.

Đáp án cần chọn là: D vì Một trong những kiến trúc tiêu biểu của người Hi Lạp (phương Tây) là: Người lực sự ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô, tượng nữ thần A-tê-na.

Câu 17: Các nhà toán học nước nào ở thời kì cổ đại đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?

A. Rôma 

B. Hi Lạp

C. Ấn Độ

D. Trung Quốc

Đáp án cần chọn là: B vì Các nhà toán học Hi Lạp đã đưa ra những đính lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao. Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các cạnh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường thẳng song song ở Ơ-clit, …

Câu 18: Các công trình kiến trúc của người Rô - ma thời kì cổ đại có đặc điểm gì nổi bật?

A. oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực.

B. oai nghiêm đồ số, mềm mại và gần gũi

C. mềm mại, gần gũi, hoành tráng và thiết thực.

D. tinh tế, tươi tắn, mềm mại và gần gũi.

Đáp án cần chọn là: A vì Rô – ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu, … oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp.

Câu 19: Đặc điểm của các công trình nghệ thuật kiến trúc ở Hi Lạp thời cổ đại là

A. Tinh tế, tươi tắn, mềm mại và gần gũi.

B. Oai nghiêm đồ sộ, mềm mại và gần gũi.

C. Mềm mại, gần gũi, hoành tráng và thiết thực.

D. Oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực.

Đáp án cần chọn là: A vì Các công trình kiến trúc ở Rô-ma như: đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu… đều mang đặc điểm oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực. Khác với các công trình nghệ thuật ở Hi Lạp: tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi.

Câu 20: Chữ viết của người Hi Lạp và Rô – ma thời kì cổ đại có đặc điểm gì nổi bật?

A. Khả năng phổ biến bị hạn chế rất nhiều.

B. Nhiều hình, nét kí hiệu phức tạp, khó nhớ.

C. Kí hiệu đơn giản, khả năng ghép chữ linh hoạt

D. Chủ yếu là chữ tượng hình, khó nhớ.

Đáp án cần chọn là: C vì Cuộc sống “bôn ba” trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra một loại chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người. Tiêu biểu là hệ thống chữ cái A, B, C và “số La Mã”, …

Câu 21: Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân cổ

A. Ba Tư

B. Ấn Độ

C. Ai Cập

D. Hi Lạp - Rô-ma

Đáp án cần chọn là: D vì Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại. Bên cạnh đó còn có hệ chữ số ngày nay thường dùng để đánh số các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”. => Đây là thành tựu của cư dân cổ đại Hi Lạp - Rô-ma.

Câu 22: Cho đến thời điểm nào những hiểu biết khoa học có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông mới thực sự trở thành khoa học?

A. Thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma.

B. Thời nguyên thủy Hi Lạp và Rô – ma.

C. Thời cổ đại Ai Cập và Lưỡng Hà.

D. Thời nguyên thủy Ai Cập và Lưỡng Hà.

Đáp án cần chọn là: A vì Những hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng ngàn năm trước từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô – ma thì những hiểu biết đó mới trở thành khoa học.

Câu 23: hững hiểu biết khoa học thực sự trở thành khoa học dưới thời đại nào?

A. Thời cổ đại phương Đông.

B. Thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma.

C. Thời cổ đại Ai Cập và Lưỡng Hà.

D. Thời nguyên thủy Hi Lạp và Rô-ma

Đáp án cần chọn là: B vì Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

Câu 24: Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?

A. Công cụ bằng đồng

B. Công cụ bằng kim loại

C. Công cụ bằng sắt

D. Thuyền buồm vượt biển

Đáp án cần chọn là: C vì Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải đã bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ có công cụ bằng sắt mà diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả. => Công cụ bằng sắt là loại công cụ bằng sắt giúp sản xuất phát triển.

Câu 25: Ngành kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?

A. Làm gốm, dệt vải

B. Nông nghiệp thâm canh

C. Chăn nuôi gia súc và đánh cá

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án cần chọn là: D vì Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là thủ công nghiệp và thương nghiệp:

- Thủ công nghiệp: họ làm ra các sản phẩm nổi tiếng, với đầy đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp.

- Thương nghiệp: sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại do sự phát triển của thủ công nghiệp. Người Hi Lạp và Rô-ma đã đem các sản phẩm của mình như: rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm,… đi bán ở vùng ven biển Địa Trung Hải.

Câu 26: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?

A. Nông nghiệp

B. Thủ công nghiệp

C. Ngư nghiệp

D. Thương nghiệp

Đáp án cần chọn là: B vì Thủ công nghiệp phát triển sớm và mạnh nhất ở các quốc gia Địa Trung Hải.

- Được chia thành nhiều ngành nghề khác nhau: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ, đồ da, nấu rượu, dầu ô liu…

- Nhiều thợ giỏi, khéo tay xuất hiện với những sản phẩm nổi tiếng như: đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát… bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp.

- Xuấn hiện xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao, một số có quy mô lớn, đặc biệt ở Át-tích có 2000 lao động.

=> Sự phát triển của thủ công nghiệp làm sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.

Câu 27: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì về sự phát triển kinh tế của hai quốc gia này?

A. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính

B. Nghề đúc tiền đã rất phát triển

C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt.

D. Đô thị rất phát triển

Đáp án cần chọn là: C vì Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền Đênariuxơ của Rô – ma và đồng tiền có hình chim cú ở A – ten là những đồng tiền cổ nhất thế giới.=> Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại chứng tỏ hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt.

Câu 28: Nhờ đâu sản xuất hàng hoá của người Hi Lạp và Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng?

A. Sử dụng công cụ đồ sắt, năng suất lao động tăng nhanh.

B. Buôn bán khắp các nước phương Đông.

C. Nông nghiệp phát triển, các mặt hàng nông sản ngày càng nhiều.

D. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: D vì Sự phát triển của thủ công nghiệp làm sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp - Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu, nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ… đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải.

Câu 29: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân ở vùng Địa Trung Hải chỉ hình thành các thị quốc nhỏ?

A. không có điều kiện để tập trung dân cư

B. ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai

C. không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng.

D. cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc

Đáp án cần chọn là: C vì Sự hình thành các thị quốc nhỏ ở vùng Địa Trung Hải do: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc. Sự phát triển của nghề thủ công buôn bán đã dẫn đến sự ra đời của thị quốc.Thị quốc ra đời không phải do không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng.

Câu 30: Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là

A. Sân vận động, nhà hát

B. Phố xá, nhà thờ

C. Bến cảng

D. Vùng đất trồng trọt xung quanh

Đáp án cần chọn là: C vì Thành thị trung đại có phố xá, lâu dài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng => Bến cảng là phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị, vì đây là nơi phục vụ đắc lực cho hoạt động giao lưu buôn bán của các thị quốc.

Câu 31: Nhân tố nào là cơ sở cơ bản nhất để cư dân cổ đại phương Tây có thể đạt đến trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời kì trước?

A. sử dụng công cụ bằng sắt và tiếp xúc với biển.

B. tiếp thu thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông.

C. sự ra đời những giai cấp mới có nhiều sáng tạo.

D. cơ sở từ những thành tựu văn hóa trước đó.

Đáp án cần chọn là: A vì Việc sử dụng công cụ bằng sắt và sự tiếp xúc với biển đã mở ra cho cư dân Địa Trung Hải một chân trời mới, nâng họ lên thành trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển. Đó cũng chính là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời trước.

=> Cơ sở để cư dân cổ đại phương Tây có thể đạt đến trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời kì trước là do sử dụng công cụ bằng sắt vá sự tiếp xúc với biển.

Câu 32: Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?

A. Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất

B. Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình

C. Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống

D. Chỉ có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người

Đáp án cần chọn là: D vì Trong xã hội cổ đại nô lệ phương Tây, nô lệ có vai trò:

- Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng nô lệ làm các việc trồng, hái nho, khai mỏ, chèo thuyền và khuân vác, …

- Chứng hơn 3000 nô lệ lao động, phục dịch không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô, nô lệ bị bóc lột và khinh rẻ.

=> Nô lệ chỉ có một quyền duy nhất – quyền được coi là con người không phải là dặc điểm của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây.

Câu 33: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng nào là lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?

A. Chủ nô.

B. Nô lệ.

C. Bình dân.

D. Kiều dân.

Đáp án cần chọn là: B vì Trong xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma: Nô lệ là lực lượng giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng nô lệ làm các việc trồng, hái nho, khai mỏ, chèo thuyền và khuân vác,...

Câu 34: Ý nào sau đây không thuộc nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại?

A. Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế

B. Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều tham gia Đại hội công dân

C. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, bầu ra 10 viên chức điều hành như chính phủ

D. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc

Đáp án cần chọn là: B vì Nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại bao gồm:

- Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500 mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia. Thị quốc không chấp nhận có một vị vua chuyên chế như ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

Trong quy định thì nam giới trên 30 tuổi mới được tham gia Đại hội công dân.Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều được tham gia Đại hội công dân không thuộc nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại.

Câu 35: Thể chế dân chủ Aten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?

A. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.

B. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.

C. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.

D. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.

Đáp án cần chọn là: B vì Thể chế dân chủ Aten của Hi Lạp cổ đại hoạt động như sau:

- Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.

- Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành một Hội đồng 500, có vai trò như “Quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm.

=> Việc thành lập Đại hội công dân và Hội đồng 500 có thể thay mặt dân quyết định công việc, tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.

Câu 36: Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?

A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển

B. Hoạt động thương mại rất phát đạt

C. Thể chế dân chủ tiến bộ

D. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao

Đáp án cần chọn là: A vì Nghề nông trồng lúa nước ở Hi Lạp và Rô – ma không có điều kiện phát triển do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chủ yếu vẫn nhập từ bên ngoài là Ai Câp và Tây Á. Đây cũng là điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây đối với các quốc gia cổ đại phương Đông.

=> Nghề nông trồng lúa nước tương đối phát triển không phải là cơ sở để hình thành nên nền văn hóa Hi Lạp và Rô – ma.

Câu 37: Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?

A. Các đền thờ ở Hi lạp.

B. Các kim tự tháp ở Ai Cập.

C. Các thành quách ở Trung Quốc.

D. Đền đài, đấu trường ở Rôma.

Đáp án cần chọn là: A vì Các tượng và đền đài ở Hi Lạp đã đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Tiêu biểu là những tượng thần lớn dựng ở các đền, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc các tác phẩm điêu khác như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô.

Các công trình kiến trúc ở Hi Lạp có đặc điểm tinh tế, tươi tắn, mềm mại gần gũi.

=> Những công trình kiến trúc của Hi Lạp tiêu biểu là các đền thờ đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống.

Câu 38: Xã hội cổ đại phương Tây bao gồm những giai cấp nào?

A. Địa chủ, nông dân và nô lệ.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông dân

C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô

D. Chủ nô, bình dân và nô lệ

Đáp án cần chọn là: D vì Xã hội cổ đại phương Tây có ba giai cấp chính:

- Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.

- Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

- Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào

Câu 39: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay ai?

A. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

B. Bô lão thị tộc  

C. Vua chuyên chế         

D. Quý tộc phong kiến

Đáp án cần chọn là: A vìQuyền lực trong xã hội thuộc về chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Do:

- Xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải theo thể chế dân chủ quyền lực. Các công nhân họp thành Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. => Loại đáp án B.

- Tại các quốc gia Địa Trung Hải, nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh, đóng vai trò chủ đạo. => Loại các đáp án C, D. Các chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn có quyền lực vô cùng lớn.

Câu 40: Tạo sao nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại?

A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải

B. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác

C. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán

D. Khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Đáp án cần chọn là: B vì Phương Đông: đất đai màu mở được bổi đắp bởi phù sa của các con sông lớn, hình thành các đồng bằng rộng lớn. Nguồn nước dồi dào nên kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển và trở thành kinh tế chủ chốt của phương Đông.

- Phương Tây: do lãnh thổ phần lớn là núi và cao nguyên, đất đai khô cằn, rất khó canh rác nên nông nghiệp không có điều kiện phát triển như phương Đông. Cư dân nơi đây phần lớn vẫn phải nhập lương thực từ Ai Cập và Tây Á, …

Câu 41: Điểm khác về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại so với phương Đông cổ đại là

A. Hoạt động thương nghiệp phát triển do các quốc gia này được hình thành ở ven biển Địa Trung Hải.

B. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.

C. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.

D. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác

Đáp án cần chọn là: D vì - Phương Đông: đất đai màu mở được bồi đắp bởi phù sa của các con sông lớn, hình thành các đồng bằng rộng lớn. Nguồn nước dồi dào nên kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển và trở thành kinh tế chủ chốt của phương Đông.

- Phương Tây: do lãnh thổ phần lớn là núi và cao nguyên, đất đai khô cằn, rất khó canh rác nên nông nghiệp không có điều kiện phát triển như phương Đông. Cư dân nơi đây phần lớn vẫn phải nhập lương thực từ Ai Cập và Tây Á, …

Câu 42: Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là gì?

A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ

B. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất

C. Là đồ thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh bằng.

D. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển

Đáp án cần chọn là: A vì Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là:

- Đô thị buôn bán: trong thị quốc người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì. Các thị quốc luôn giữ mối quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa. Nhờ đó các đô thị trở nê giàu có.

- Làm nghề thủ công: thủ công nghiệp phát triển là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp, cung cấp nguồn hàng hóa để trao đổi.

- Sinh hoạt dân chủ: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500 mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.

Câu 43: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau: 

“Người Hi Lạp, Rô-ma đem các sản phẩm như … đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là … từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, … từ các nước phương Đông”.

A. Nô lệ … lúa mì, súc vật, lông thú, … xa xỉ phẩm.

B. Rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm … lúa mì, súc vật, lông thú … tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm

C. Dầu ô liu … đồ dùng kim loại … xa xỉ phẩm.

D. Rượu nho … lúa mì … hương liệu.

Đáp án cần chọn là: B vì Người Hi Lạp, Rô-ma đem các sản phẩm như rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ các nước phương Đông”.

Câu 44: Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Dân chủ chủ nô

B. Dân chủ nhân dân

C. Dân chủ quý tộc

D. Dân chủ tư sản

Đáp án cần chọn là: A vì - Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.

- Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).  Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính dân chủ chủ nô.

Câu 45: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó phải có đặt trưng tiêu biểu nhất là gì?

A. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.

B. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.

C. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.

D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

Đáp án cần chọn là: D vì Xã hội của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có đặc trưng tiêu biểu là:

- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

- Trong đó: Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

=> Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

Câu 46: Ý nào sau đây thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

A. Hội đồng 500 có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.

B. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.

C. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.

D. Vua thực hiện quyền chuyên chế.

Đáp án cần chọn là: B vì Nền chuyên chế cổ đại phương Đông: vua đứng dầu và nắm mọi quyền hành, lời của vua ban ra tất cả đều phái nghe theo. Vua nắm cả quân quyền và thần quyền, được coi là thiên tử (Con trời) hoặc thần thánh, …

- Nền dân chủ phương Tây: Hơn 3000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước. Đây là quá trình đấu tranh gay go quyết liệt của công dân trong thị quốc. Đây cũng là điểm tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông

Câu 47: Một số định lí của những toán học nào từ thời cổ đại vẫn còn rất phổ biến đến ngày nay?

A. Talet, Pitago, Ơclit

B. Pitago

C. Talet, Hôme

D. Hôme

Đáp án cần chọn là: A vì Cho đến ngày nay, các định lí của nhà toàn học như: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít vẫn còn được phổ biến. Ở Việt Nam, các định lí này vẫn được đưa vào chương trình THCS và THPT để cung cấp cho học sinh.

Câu 48: Hãy nối địa danh ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở côt bên phải về các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây

1. Hi Lạp

2. Rôma

3. Traian

4. Đền Páctênông

5. Đấu trường Côlidê

a) Là khải hoàn môn nổi tiếng của Rôma

b) Là công trình kiến trúc tiêu biểu của Hi Lạp

c) Là công trình kiến trúc đồ sộ của Rôma

d) Là quê hương của hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã

e) Là quê hương của bản trường ca nổi tiếng “Iliát và Ôđixê”

A. 1 – e; 2 – d; 3 – a; 4 – b; 5 – c.

B. 1 – d; 2 – e; 3 – c; 4 – d; 5 – a.

C. 1 – d; 2 – e; 3 – a; 4 – c; 5 – b.

D. 1 – e; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – d.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 49: Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc

A. Chữ tượng ý

B. Chữ tượng hình

C. Hệ chữ cái A, B, C

D. Chữ Việt cổ.

Đáp án cần chọn là: C vì Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Roman đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hi Lạp (Hệ chữ A, B, C).

Quá trình hình thành chữ quốc ngữ kéo dài hơn ba trăm năm, tính từ ngày những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó.

Theo các nhà sử học (1), đội thương thuyền đầu tiên của Bồ Đào Nha cập vịnh Đà Nẵng năm 1516, chỉ năm năm sau khi họ đổ quân lên chiếm Malacca (eo biển Mã Lai). Còn ở Đàng Ngoài thì hình như muộn hơn nhiều, và đến từ Macau (Trung Quốc) mà trước đó họ cũng đã chiếm làm thuộc địa. Dĩ nhiên, như chúng ta biết, đến năm 1651 mới có Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh xuất bản tại Roma, song để có cuốn từ điển này (ai là tác giả đích thực vẫn còn là điểm tồn nghi), hẳn phải có nhiều giáo sĩ khi đặt chân lên đất Việt từng thử dùng mẫu tự Latinh để ghi cách phát âm mà học tiếng bản địa.

Tuy vậy, ngay sau khi đã được định hình một cách tương đối có hệ thống, chữ quốc ngữ vẫn chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo. Phải đợi đến ngày Gia Định báo, tờ báo đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ ra mắt bạn đọc (năm 1865) thì nó mới đi vào công chúng tương đối rộng; và thời gian sau đó, các trường dạy chữ quốc ngữ lần lượt mở cửa, chữ quốc ngữ thật sự vào cuộc sống của xã hội Việt Nam.

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 5 có đáp án: Trung Quốc thời phong kiến (phần 1)

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác