Rắn có bị chết bởi nọc độc của chính nó hay không?

8/5/2019 8:16:00 AM
Nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài động vật khác rất nhanh nếu không được chữa trị.

 

Nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài động vật khác rất nhanh nếu không được chữa trị. Vậy có khi nào bạn tự hỏi liệu một con rắn khi tự cắn vào mình, nó có chết vì nọc độc của chính nó hay không?

Nọc độc rắn là một chất dịch tiết ra trong tuyến nước bọt của rắn được biến đổi đặc biệt để trở thành một loại độc. Nọc độc rắn có vai trò làm bất động con mồi, khiến con mồi thiệt mạng chỉ trong thời gian ngắn và hỗ trợ rắn trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Khi tóm gọn được con mồi bằng miệng rắn sẽ sử dụng chiếc răng nanh nhọn sắc và tiêm nọc độc vào con mồi. Nọc độc sẽ theo vết thương đi vào máu và bắt đầu chạy qua các cơ quan trong cơ thể của con mồi.

Nhưng rắn sẽ không bị chết nếu nuốt phải nọc độc của chính nó khi tiêu hóa con mồi. Do thành phần chính trong nọc độc là protein. Để độc tố protein có hiệu lực, chúng phải được tiêm hoặc hấp thụ vào các mô hoặc máu. Việc rắn nuốt phải nọc độc của chính nó không hề có hại, đơn giản vì các độc tố gây hại này sẽ bị phân hủy bởi axit dạ dày và các enzym tiêu hóa.

Nhưng nếu rắn tự cắn mình thì chúng sẽ bị chết bởi chính độc của nó. Nguyên nhân do nọc độc của chúng tiêm vào trong máu hoặc do một con rắn khác tiêm vào cũng tương tự như khi rắn tiêm vào con người, các loài động vật khác gây tử vong cho chúng. Nói cách khác rắn có thể tự sát bằng cách tự cắn vào cơ thể của chính nó và tự tiêm nọc độc vào máu của mình.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác