Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở ong mật được các chuyên gia tiết lộ

4/13/2019 10:09:00 AM
Vậy làm thế nào để phòng và điều trị một số bệnh trên ong để tránh được rủi ro đáng tiếc gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

 

Ngoài việc đảm bảo nguồn thức ăn, chuồng nuôi, lựa chọn đàn ong giống,....người nuôi ong cần đặc biệt chú ý đến một số bệnh mà ong mật có thể bị mắc phải như bệnh nhiễm trùng máu ở ong, bệnh bại liệt, bệnh hóa vôi hóa đá ở ong. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị một số bệnh trên ong để tránh được rủi ro đáng tiếc gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Bệnh hoá vôi, hoá đá ở ong

Hai bệnh này tác hại trên ấu trùng ong nhỏ tuổi, ấu trùng bị nấm Ascosphera apis gây hại chết có màu trắng bạc như vôi nên người ta gọi là ấu trùng hoá vôi. Còn ấu trùng bị nấm aspengillus flarus gây hại chết cứng có màu xám như đá nên người ta gọi là ấu trùng ong hoá đá. Bệnh hoá vôi do nấm ascosphera apis và bệnh hoá đá do nấm aspengillus flarus.

Các bệnh này gây hại trên ong thì chưa có cách nào chữa đựơc, bào tử nấm có thể tồn tại và gây hại trong nhiều năm nên biện pháp tốt nhất khi phát hiện bệnh thì huỷ bỏ đàn ong đó, đốt bỏ để diệt mầm bệnh.

Bệnh nhiễm trùng máu ở ong

Những con ong trưởng thành khi nhiễm vi khuẩn Pseudômnas apiseptica sẽ bị tổn thương các cơ và các mô hoạt động ở chân, cánh, râu, đôi khi cả cơ ngực làm cho nó kém hoạt động, hoặc  không hoạt động được.

Hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa trị bệnh này, mà khi phát hiện người ta khuyên nên huỷ bỏ đàn ong có bệnh để bảo vệ cho toàn trại ong và toàn vùng. Biện pháp phòng có hiệu lực vẫn là xây dựng đàn ong mạnh có khả năng chống chịu với các loại bệnh hại với các vi khuẩn gây bệnh.

Kiến hại ong mật

Nguyên nhân theo các chuyên gia tiết lộ do kiến tấn công đàn ong mật ăn mật, bắt ong ong và lấy trứng. Nếu như kiến nhỏ vào ăn mật sẽ làm cho đàn ong mật xôn xao và dẫn đến hiện tượng bốc bay.

 Ong vò vẽ bắt ong mật

Hiện tượng ong vò vẽ bắt ong mật để ăn thịt khiến đàn ong thợ giảm số lượng đôi khi những con ong vò vẽ sẽ tận dụng lúc ong chúa bay ra khỏi tổ sẽ bắt đi thì đàn ong sẽ mất chúa dẫn đến hiện tượng ong bốc bay.

Nếu phát hiện có tổ ong vò vẽ xung quanh khu vực đặt thùng ong mật hãy dùng lửa đốt diện ngay. Dùng một cục bông tẩm thuốc sâu (Wofatox hoặc Dipterex) đậm đặc kẹp vào một cây sào rồi đặt cục bông đó trước cữa ra vào của ong vò vẽ.

Bệnh bại liệt ở ong

Hay xảy ra thường xuyên trong các đàn ong yếu, khó lây nhiễm nên không gây chết cả đàn ong, nhưng làm hao tổn dần quân ong và làm cho những con ong bị nhiễm bệnh mất khả năng làm việc. Do một loại virus gây nhiễm gây hại cho ong mật

Hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa trị bệnh này nên điều quan trọng là phải luôn chú ý chọn lọc đàn ong, xây dựng đàn ong mạnh và thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những con ong bị bệnh tránh ảnh hưởng cho cả đàn.

Bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu)

Nguyên nhân do 1 loại virus gây ra gồm 2 chủng: chủng virus Thái Lan, chủng virus Trung Quốc. Khi ong mật mắc bệnh ấu trùng túi toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như một cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa một chất lỏng trong suốt , có màu hơi vàng khi ấu trùng chết không có mùi chua.
Điều trị: Thay chúa cũ bằng mũ chúa khỏe hoặc nhốt chúa 7-10 ngày, nhằm làm gián đoạn sản sinh ấu trùng ong. Rũ bớt cầu ong bệnh, để ong phủ dầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá, thì nhập các đàn yếu lại với nhau. Cho ăn liên tục 3-4 ngày, hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nguồn hoa mới.

Bệnh thối ấu trùng châu Âu (Thối ấu trùng tuổi nhỏ)

Do loại vi khuẩn gây ra, làm thối ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi. Khi mắc bệnh ấu trùng thay đổi từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó mấy ngày, càng đậm hơn. Ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng, khi mở thùng ong ra thấy có mùi chua. Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có lớp ong non kế tiếp.

Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vịt nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong.

Điều trị: Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:

Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.

Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.

 Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.

Pha hỗn hợp Streptomyxin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.

Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ. Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Trung tâm Thông tin KH&CN

Các tin khác