Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu

8/20/2019 4:11:00 PM
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam.

 

Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi khám phá tìm hiểm những lễ hội văn hóa đặc sắc tại đây.

Lễ Hội Nghinh Ông (16/08 – 18/08 Âm Lịch)

 Đến Vũng Tàu vào những ngày tháng 8 âm lịch du khách đừng quên ghé thăm và tham gia lễ hội Nghinh Ông được bắt đầu từ ngày 16/08 – 18/08 Âm Lịch hàng năm. Người dân tại đây quan niệm, cá Ông chính là vị cứu tinh, phù trợ cho họ mỗi lúc tàu gặp nạn trên biển. Lễ hội Nghinh Ông cũng là dịp người dân Vũng Tàu cầu an, mong biển thuận gió hòa, thuận lợi trong quá trình đánh bắt tôm cá.

Vào ngày chính lễ (16/8 âm lịch) các vị kỳ lão Đình thần Thắng Tam, chủ ghe và Ban tổ chức sẽ tham dự lễ rước trên biển. Bắt đầu vào đúng lúc 5 giờ sáng, Đoàn rước xuất phát từ cảng Cầu Đá với hàng chục tàu, thuyền của ngư dân và các lực lượng hỗ trợ như Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển được trang trí cờ hoa rực rỡ hướng về Mũi Nghinh Phong. Khi đến khu vực Miếu Hòn Bà, đoàn rước tiến hành lễ cúng cầu ngư. Sau đó, đoàn quay về tập trung tại Nhà truyền thống Cách mạng (số 1, Bacu) và lễ rước (diễu hành trên bộ). Bởi, theo quan niệm của người đi biển, cá Ông là vị thần hộ mệnh che chở, giúp đỡ họ được an toàn, may mắn. Những nghi thức truyền thống trang trọng này tái hiện nét văn hóa đặc trưng và đời sống tâm linh được ngư dân Vũng Tàu gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Bên cạnh các hoạt động chính khi đến đây du khách còn được thưởng thức các tiết muc biểu diễn võ thuật, múa lân rồng, diễn tuồng cùng các hoạt động dân gian như: bịt mắt bắt dê, câu cá, bịt mắt đập niêu,…

Lễ hội Trùng Cửu

Nếu có dịp đến Vùng Tàu vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm bạn sẽ được hòa mình vào không khí văn hóa tín ngưỡng đặc biệt trong lễ hội Trùng Cửu tại xã Long Sơn, Vũng Tàu. Lễ hội Trùng Cửu tại Vũng Tàu được tổ chức hàng năm mới mong muốn cầu bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc cho người dân địa phương. Lễ hội diễn ra không quá

Lễ hội này được tổ chức hàng năm, cầu mong bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc cho người dân địa phương. Đây là một lễ hội Vũng Tàu không phô trương, linh đình mà rất thành kính, trang nghiêm, thể hiện nét văn hóa của đạo ông Trần, một đạo giáo rất đặc biệt ở Vũng Tàu. linh đình với các lễ rước, ca hát, lễ hội Trùng Cửu có không khí thành kính, nghiêm trang với hoạt động dâng hương, cầu nguyện để tưởng nhớ đến công ơn khai dân lập ấp của ông Trần.

Sự ra đời của lễ hội đặc sắc Trùng Cửu

Sự tích kể lại rằng: Từ ngày xa xưa tại xã Long Sơn có ông Lê Văn Mưu, là người tham gia cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa thất bại, ông Lê Văn Mưu đưa gia đình về ẩn náu ở phía đông núi Nữa, lập nên ấp Bà Trao (nay là xã Long Sơn).

Tại đây, ông đã xây dựng công trình Nhà Lớn, là nơi thờ Phật, thời Tiên, thờ Thánh. Đặc biệt, ông đã tạo nên những căn nhà cho người tạm cư đến ở. Vì vậy ít lâu sau, Long Sơn trở thành một nơi có đông dân cư đến lập nghiệp và ngày càng trở nên nhộn nhịp, đông đúc.

Lúc sinh thời, ông Lê Văn Mưu thường ở trần, búi tóc, đi chân đất và làm việc suốt ngày nên người dân thường gọi là ông Trần. Khi ông mất đi, người dân vùng địa điểm du lịch Vũng Tàu này hình thành một tín ngưỡng dân gian gọi là đạo ông Trần hay ông Nhà Lớn.

Hàng năm, cứ vào dịp mồng 9/9 âm lịch, người dân Long Sơn và những người theo đạo ông Trần tụ hội về Nhà Lớn để làm lễ cầu an và tưởng nhớ công đức khai dân lập ấp của ông Trần. Vì tổ chức ngày mồng 9/9 âm nên lễ hội mang tên là Trùng Cửu. Không chỉ được hòa mình vào lễ hội Trùng Cửu du khách còn được khám phá quần thể kiến trúc Nhà Lớn độc đáo.

Lễ Hội Miếu Bà Ngũ Hành (16/10 – 18/10 Âm Lịch)

Một lễ hội nổi tiếng khác tại Vũng Tàu được nhiều du khách gần xa ghé thăm chính là lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được tổ chức vào ngày 16/10 – 18/10 Âm Lịch hàng năm.

Người dân Vũng Tàu gọi miếu Ngũ Hành là miếu Bà bởi trong miếu đều thờ các bà. Trên bức hoành treo trước cửa chính điện là tên “Ngũ Hành miếu”.

Miếu Bà Ngũ Hành do ngư dân Vũng Tàu lập nên để tôn thờ 5 vị Thần nữ là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cùng Thủy Long Thần Nữ, Thánh Mẫu Thiên Y Ana, nên nhân dân Vũng Tàu thường gọi là Bảy Bà. Hai bên là bàn thờ năm cô và năm cậu. Bên trái là bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương. Theo người dân địa phương, đó là những bậc trung nghĩa, cứu hộ người đi biển. Bên phải là bàn thờ Thổ Công. Phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người giàu lòng nhân ái trong làng.

Lễ Hội Đình Thần Thắng Tam (17/02 – 20/02 Âm Lịch)

Lễ hội Đình Thần Thắng Tam được diễn ra từ ngày 17/02 – 20/02 Âm Lịch thu hút rất nhiều người dân và du khách thập phương đến đây. Lễ hội còn là dịp quan trọng của người dân vùng biển Vũng Tàu tri ân ông cá voi và cầu mong bình an.

Tại khu di tích Thắng Tam gồm có lăng Ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hành và đình thần Thắng Tam. Đây là 3 khu vực tượng trưng cho 3 người đã lập nên làng. 3 người lập nên làng Thắng là 3 vị dẫn đầu thuyền binh đến bình định ngoại xâm, lập nên làng xã để sinh sống. Sau khi 3 ông mất, vua Gia Long đã truy phong cho 3 ông. Và hàng năm thì người dẫn Vũng Tàu vẫn cảm tạ công ơn của các ông bằng việc tổ chức lễ hội với quy mô lớn và nhiều điểm đặc sắc.

Bên cạnh các phần lễ rước truyền thống tại lễ hội Đình Thần Thắng Tam ban tổ chức còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian nổi tiếng như: múa lân, diễn tuồng và nhiều đặc sản món ăn ngon.

Lễ Hội Dinh Cô (10/02 – 12/02 Âm Lịch)

 Vào những ngày đầu năm nếu đến Vũng Tàu du khách sẽ có dịp tham quan hòa mình vào lễ hội nổi tiếng Dinh Cô (10/02 – 12/02 Âm Lịch). Lễ hội Dinh Cô được diễn ra nhằm để tôn vinh những ngư dân bản xứ chăm chỉ lao động làm giàu cho bản thân và quê hương, đồng thời được coi là lễ hội xuất quân ra khơi đánh bắt hải sản sau kỳ nghỉ Tết mang đậm nét văn hóa dân gian, với nhiều hoạt động văn hóa thể thao,…

Vài nét về Dinh Cô

Dinh cô là một kiến trúc hoành tráng đậm màu sắc văn hóa dân gian, có diện tích lên đến 1.000m2, nơi chôn cất, thờ tụng cô trinh nữ tên Lệ Thị Hồng, quê ở Tam quan (Bình Định) in đậm màu sắc văn hóa dân gian. Tương truyền, cách đây hai thế kỷ, cô này vốn giàu lòng nhân ái, từ bi muốn tìm chốn thanh liêu ẩn dật. Nhưng chẳng may, trong một lần ra biển cô bị lâm nạn tại Hòn Hang khi vừa tròn 16 tuổi. Ngư dân địa phương đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập miếu thờ ngoài bãi biển. Năm 1930 ngư dân Long Hải đã dời miếu thờ lên núi Kỳ Vân, nơi Dinh Cô tọa lac cho đến ngày nay.

Ngày 10/02, thời gian du khách 4 phương hành hương về khấn vái Cô, trên tay cầm một nhành huệ trắng tượng trưng cho sự thuần khiết.

Đêm 10/02, 11/02, diễn ra lễ hội hoa đăng, hàng vạn ghe thuyền quay mũi về Dinh chầu cô, tiếng trống, tiếng chuông suốt cả đêm.

Rạng sáng 12/02, đoàn người tổ chức lễ “Nghinh Cô” về dinh trên biển.

Trong những ngày này, ngoài các hoạt động cúng lễ, Lễ hội Dinh Cô còn tổ chức múa lân, thi bắt cá, đua thuyền, đua thúng hay các trò chơi dân gian…

Nếu có dịp về Vũng Tàu du khách đừng bỏ lỡ những lễ hội văn hóa đặc sắc tại đây và cùng tham gia những trò chơi dân gian độc đáo.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác