Du lịch Gò Tháp ở Đồng Tháp: Những điều cần biết

3/25/2019 10:41:00 AM
Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp nằm ở ấp 1 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đổng Tháp. Với diện tích 300 ha, Gò Tháp là nơi hội tụ các thiết chế lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng...

 

Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp nằm ở ấp 1 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đổng Tháp. Với diện tích 300 ha, Gò Tháp là nơi hội tụ các thiết chế lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng... Hằng năm tại Gò Tháp có 2 kỳ lễ hội là lễ hội vía Bà Chúa Xứ rằm tháng 3 âm lịch và lễ giỗ 2 cụ Thiên Hộ Võ Duy Dương và Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều rằm tháng 11 âm lịch đã thu hút sự tham gia của hàng trăm ngàn lượt người.

Gò Tháp có hàng chục di tích tôn giáo thời Vương quốc Phù Nam có niên đại cách đây trên một thiên niên kỷ. Đây cũng là địa chỉ đỏ trong kháng chiến chống Pháp, Chống Mỹ cứu nước, làm căn cứ địa "lòng dân" của Xứ ủy và ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam bộ (1945-1949)

Về với GòTháp là về với cội nguồn lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng của cư dân Nam bộ, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người, nơi có sức hút mãnh liệt cho những ai muốn tìm hiểu thêm vể vùng đất "Địa linh nhân kỉệt" này.

Giá trị về tâm linh, tín ngưỡng:

Khu di tích GòTháp nổi bật những giá trị tâm linh với nhiều di tích tín ngưỡng tôn giáo như Đển thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, chùa Tháp Linh, Miếu Bà Chúa Xứ. Biểu hiện rõ rệt nhất của những giá trị tâm linh nơi đây là hàng năm có hai lễ hội lớn được tổ chức là lê Vía Bà Chúa Xứ và lễ giỗ hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Võ Duy Dương, Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiểu thu hút hàng ngàn du khách thập phương về tham dự.    

Giá trị vể khảo cổ:

Gò Tháp có nhiều loại hình di tích khảo cổ học như di tích cư trú, di tích kiến trúc đền-tháp, ao thần, giếng thần,... đã được phát hiện. Đặc biệt, ở Khu di tích Gò Tháp còn có một số lượng lớn các hiện vật khảo cổ phong phú và có giá trị như sưu tập tượng thờ Hindu giáo, sưu tập tượng Phật gỗ, bộ sưu tập hợp hơn 400 hiện vật vàng gồm các lá vàng, khuyên tai vàng, nhẫn vàng, sợi dây chuyền bằng vàng... Chính vì những giá trị đó, năm 2012 Khu di tích Gò Tháp được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt cho loại hình di tích "Khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật".

Giá trị về lịch sử:

Khu di tích Gò Tháp là đại bản doanh của hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp (1862-1866). Những trận đánh do hai ông tổ chức đã bao phen làm cho thực dân Pháp mất ăn, mất ngủ, thiệt hại nặng nề. Sau năm 1945, Gò Tháp được lựa chọn làm khu căn cứ hoạt động của Xứ ủy và ồy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ giai đoạn 1946-1949. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Gò Tháp là nơi ghi đấu chiến công của các cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 502 - Những người con của quê hương Đồng Tháp trong trận đánh sập"Tháp  Mười Tầng"năm 1960. Những khí thế hùng thiêng đó đã được lưu giữ trên mảnh"đất thánh"này.

Giá trị về sinh thái:

Khu di tích Gò Tháp là nơi còn giữ được nét hoang sơ của vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vô cùng phong phú, khoảng 130 loài thực vật khác nhau. Trong đó, tiêu biểu phải kể tới như: rừng tràm, đế, sậy và những cách đồng sen hồng bạt ngàn, tỏa hương thơm thanh mát quanh năm... Đồng thời, đây là nơi cư trú của hàng chục loài động vật và hơn 20 loài chim nước như: Nhan Sen, Nhan Điển, Cò, Trích... Là nơi lý tưởng cho du khách tham quan, trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên sau những ngày làm việc căng thẳng.

Với những trầm tích dần được phát lộ qua những cuộc khai quật, dưới lòng đất Gò Tháp này vẫn còn nhiều bí ẩn, thôi thúc sự quan tâm khám phá không chỉ đối với các nhà khảo cổ. Nền văn minh cổ xưa nơi đây không chỉ trường tồn với thời gian mà nó còn được nâng tầm giá trị trong mối quan hệ tổng hòa của nền văn hóa đương đại, đan xen các yếu tố lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh. Sự hội tụ các thiết chế, các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời đã làm phong phú thêm nền văn hóa vật thể và phi vật thể nơi đây.

Những đặc trưng văn hóa này đã được thể hiện qua hai kỳ lễ hội được tổ chức mỗi năm ở Gò Tháp. Đến hẹn lại lên lễ hội GòTháp đã và đang mời gọi du khách vể tham dự. Vào dịp này, du khách được tham quan, khám phá và tìm hiểu về đất, về người Gò Tháp; được thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Lễ hội Gò Tháp mang đậm tín ngưỡng dân gian, phản ánh rõ nét những khát vọng của người nông dân Đổng Tháp Mười về cuộc sống mưa thuận gió hòa.

Lễ hội Gò Tháp được tổ chức mỗi năm 02 lần vào rằm tháng 3 (lễ hội Vía Bà Chúa Xứ) và rằm tháng 11 (lễ giỗ hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều). Lễ hội Gò Tháp đã trở thành lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ. Mỗi dịp lễ hội, nhịp sống của người dân huyện Tháp Mười diễn ra hối hả, nhộn nhịp theo từng đoàn khách thập phương từ các nơi lũ lượt kéo về. Lễ hội Gò Tháp tấp nập du khách từ các tỉnh lân cận hành hương về đây cầu tài, cầu lộc. Đến Gò Tháp ngoài tham quan tìm hiểu các di tích cổ, du khách còn được hoà mình vào không 11/khí lễ hội dân gian, được thưởng thức các hoạt động văn hóa thuật đặc sắc.

Được tham quan tìm hiểu các di tích cổ, hòa mình vào không khí lễ hội dân gian, thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc du khách còn được tận hưởng một không gian thoáng mát, cảm nhận sâu sắc hơn về khu di tích lịch sử, đó là một trải nghiệm thật tuyệt vời. Và tuyệt vời hơn nữa bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những đặc sản dân dã Đồng Tháp tại nơi đây.

Khi đến vào mùa nắng bạn hãy mang áo khoác, mũ, khẩu trang, kem chống nắng, dụng cụ đi mưa, giày dép chuyên dùng nếu bạn đến vào mùa mưa. Mang theo kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng cắn. Đề phòng trường hợp Khẩn cấp hãy mang theo các loại thuốc cơ bản. Nếu bạn muốn cắm trại mang theo lều, tui ngủ, các loại quần áo thoáng mát.

Chuẩn bị kỹ càng theo chia sẻ kinh nghiệm ở trên sẽ cho bạn chuyến du lịch thành công.

Suckhoecuocsong.vn    

Các tin liên quan

Các tin khác